Nhận diện người bệnh Rối loạn lưỡng cực trước đây còn gọi là bệnh hưng trầm cảm. Khi lên cơn hưng cảm, người bệnh cảm thấy vui vẻ, tràn đầy sinh lực, rất thoải mái, sức khỏe hoàn hảo, không cảm thấy mệt mỏi, dường như mọi việc đều tốt đẹp, thấy cuộc sống toàn màu hồng, quá khứ và tương lai rất tốt đẹp. Người bệnh rất lạc quan, thường đánh giá cao bản thân, đưa ra nhiều chương trình kế hoạch, đầu tư vào lĩnh vực mình không biết, không có chút kiến thức nào. Họ cũng thích tiêu xài phung phí và tin tưởng vào thành công của mình. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta vẫn hay gặp những người có vẻ thành đạt, thích khoe khoang và có khả năng thuyết phục người đối diện với vẻ tự tin cao của mình. Nhưng nếu tinh ý, chúng ta có thể nhận ra họ thuộc dạng "thùng rỗng kêu to" và có gì đó bất thường. Thật vậy, nếu tiếp xúc thường xuyên với người bệnh, chúng ta thấy họ có tính hoang tưởng và thích khuếch đại về dòng dõi, tài năng, địa vị. Đối với phụ nữ, những người này tự tin cho là mình rất xinh đẹp hoặc được nhiều người săn đón, thành công trong việc "hạ gục nhiều đối phương". Người bệnh luôn luôn vận động, làm nhiều việc cùng một lúc, bận rộn đến mức thái quá. Họ nói nhiều, liên tục về nhiều đề tài không mệt mỏi mà không biết mình đang nói gì, vì thế họ thường thiếu tập trung dù ý tưởng tuôn ra dồn dập. Trong gia đình hay nơi làm việc, họ luôn can thiệp vào mọi việc, thích giải quyết mọi vấn đề, thích chỉ huy và có tính độc tài nhưng không việc gì làm đến nơi đến chốn. Ngược lại với giai đoạn hưng cảm, người bệnh chuyển sang giai đoạn trầm cảm, khí sắc hoàn toàn trái ngược với giai đoạn hưng cảm. Lúc này khí sắc người bệnh giảm nhiều, tư duy ức chế, giảm các hoạt động tâm thần vận động. Người bệnh cảm thấy buồn vô cớ, không tìm thấy lối thoát, quá khứ và tương lai hoàn toàn ảm đạm, cảm thấy mắc tội lỗi... Trong giai đoạn này, người bệnh thường có ý định tự tử. Có người thử tự tử nhiều lần nhưng được phát hiện. Lý do họ đưa ra để đi đến cái chết rất mơ hồ, vô lý và không thể chấp nhận được. Ở những nước có đời sống vật chất cao nhưng thiếu thốn sự quan tâm của gia đình và đồng loại cũng có khá nhiều bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực. Bệnh này không dẫn đến tử vong bệnh lý nhưng tỷ lệ bệnh nhân tự sát do rối loạn lưỡng cực chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Chẩn đoán và điều trị Khác với tâm thần phân liệt và các bệnh thực thể của não bộ, rối loạn lưỡng cực là bệnh không dẫn đến sa sút tâm thần, trí tuệ cũng như biến đổi nhân cách. Người bệnh vẫn có một cuộc sống bình thường, vẫn học tập và làm việc chung môi trường với người bình thường đến mức rất nhiều trường hợp dù bị đồng nghiệp hay bạn bè nhận ra "thằng này hâm", "cô này tửng tửng" hay "ông này có vấn đề", người bệnh vẫn tiếp tục "ủ bệnh". Nếu những người này được gia đình và bạn bè nhận ra tình trạng bất thường, thuyết phục họ đi khám để chẩn đoán sớm và điều trị đúng, khả năng khỏi bệnh hoàn toàn rất cao. Hiện nay trên thế giới, do cuộc sống căng thẳng và các mối quan hệ gia đình cũng như đoàn hội trở nên lỏng lẻo, chẩn đoán và điều trị rối loạn lưỡng cực được xem như là vấn đề thời sự được các chuyên gia ngành tâm thần hết sức quan tâm. Có nhiều hướng dẫn và thuốc để điều trị và ngăn ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực hiện nay như các thuốc chống động kinh và các thuốc chống loạn thần... Tuy nhiên, điều mà xã hội cần quan tâm là làm sao nhận ra những bệnh nhân đang chịu đựng căn bệnh này nhằm giúp họ sớm chẩn đoán cũng như điều trị sớm và lâu dài.
Thiên Kim
|
||
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
|
Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC - CĂN BỆNH THỜI HIỆN ĐẠI (ST)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Người bệnh vẫn có một cuộc sống bình thường, vẫn học tập và làm việc chung môi trường với người bình thường đến mức rất nhiều trường hợp dù bị đồng nghiệp hay bạn bè nhận ra "thằng này hâm", "cô này tửng tửng" hay "ông này có vấn đề", người bệnh vẫn tiếp tục "ủ bệnh". Nếu những người này được gia đình và bạn bè nhận ra tình trạng bất thường, thuyết phục họ đi khám để chẩn đoán sớm và điều trị đúng, khả năng khỏi bệnh hoàn toàn rất cao."
Trả lờiXóa