Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Biết thì thưa thốt ...

Đàn đúm.Mấy  chị gái  cũng nhao nhao bàn chuyện chánh chị chánh em.Thi nhau khen tụng pác bu rằng giỏi giang mưu lược...dẫn dắt nước Nga đi lên vùn vụt....Rằng cũng phải...tàn bạo thì mới ...lãnh đạo được chớ bộ...rằng thì là mà ...

Nản! chỉ muốn ...quẳng ...đá tảng vào mấy... mụ ấy :D

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

CHUYỆN MỘT ĐÁM TANG BLOGGER ( Xin đăng lại như một lời từ biệt gửi tới LÃO THÀY BÓI GIÀ )

 

TP - Một blogger là họa sĩ, làm thơ, viết văn ra đi ở tuổi 37, gây rúng động cộng đồng mạng suốt mấy ngày qua, trở thành hiện tượng của thế giới này.

Blogger Đinh Vũ Hoàng Nguyên (ảnh lấy từ blog của chủ nhân)
Blogger Đinh Vũ Hoàng Nguyên (ảnh lấy từ blog của chủ nhân).

Nói như dân mạng facebook tên Lã Hoa: “Nhờ làn sóng mạng, tên tuổi của một người chưa bao giờ cầm tấm hộ chiếu đã vượt ra khỏi biên giới, trở nên quen thuộc ở rất nhiều nơi trên thế giới có cư dân mạng người Việt”.

Do công việc, tôi thỉnh thoảng đi dự đám tang của văn nghệ sĩ, có người vừa là nghệ sĩ vừa là nhà quản lý văn hóa văn nghệ. Tôi thấy ấn tượng chẳng hạn với ngày tiễn biệt nhà thơ Xuân Sách. Ông dặn gia đình không ghi danh “nhà thơ Xuân Sách” lên bức tường xám, mà chỉ đơn giản là ông Ngô Xuân Sách. Một dải hoa lớn màu vàng kết cực đẹp, đặt cạnh quan tài cũng phủ hoa vàng. Trên dải hoa đứng riêng lẻ đó ghi dòng chữ “Đau xót quá bố ơi!” khiến người dự xúc động tận đáy lòng.

Nhớ lại, tôi thấy xót cho Lê Dung, một nghệ sĩ nhân dân như chị xứng đáng được đối xử trọng thị hơn. Hôm đó,“Người Hà Nội”của chị sang trọng, da diết cất lên ở cái không gian hơi nhiều uế tạp của nhà tang lễ bệnh viện Việt-Xô, có gì phi lý. Còn Ngọc Tân có một đám tang “rất Ngọc Tân”, bắt đầu bằng “Nơi tôi sinh, Hà Nội. Ngày tôi sinh, một ngày bỏng cháy” nghe hơi nức nở trong giây phút đầu của lễ truy điệu. Phút ấy tôi thực sự ân hận vì từng in một bài sổ tay có đá nhẹ bệnh ngôi sao của anh. Thì anh chính là ngôi sao mà, còn nghệ sĩ sao tránh khỏi chứng nọ tật kia.

Lời điếu dành cho Phạm Tiến Duật (Hữu Thỉnh đọc) ngày nào, thì có những câu - có lẽ chỉ thuộc về văn giới: “Người mà mỗi bài thơ gửi ra từ chiến trường đều có giá trị như một tin thắng trận”.

Tiếc rằng, ở nơi lẽ ra phải bày được sự xúc động chân thành, phông văn hóa nhất định, thì hóa ra vẫn hiếm. Có người chồng gọi vợ từ đầu đến cuối là nghệ sĩ ưu tú, nội dung thì như nói về bà nghệ sĩ lớn nào đó không liên quan (nghe nói anh là người cũng yêu vợ). Nhiều người điểm lại chặng đời của người thân toàn mốc thăng quan tiến chức, không toát lên gì.

Ở đám tang Đinh Vũ Hoàng Nguyên- nickname Lão thầy bói già sáng 27-3, thường có cảnh này trong hàng nghìn người chờ viếng: “A hóa ra là…đây à”. Nghĩa là những người quen nhau trên mạng nay mới biết mặt. Biết nhờ dự đám tang này. Hoặc “Ô, kia là Sỹ Phò đấy” (nhân vật trong entry kiểu“Chân dung bạn bè” của Đinh Vũ Hoàng Nguyên). Cũng hiếm đám tang nào xuất hiện “một người bạn thay mặt những người bạn” đọc to lên với người đã khuất những dòng khiến nhiều người nghe- vốn chưa bao giờ là bạn bè của họ, chia sẻ đến thế.

Ở đám tang đó, có người anh họ đọc lời điếu (Nguyên là con một): “Cuộc đời dài ngắn là do trời định. Em cứ thanh thản ra đi theo số phận của mình. Em cứ tin rằng cha mẹ hai bên sẽ có các anh các chị thay em phụng dưỡng”. Nhắc đến vợ và đứa con tròn 1 tuổi của người đã khuất: “Hòa là người phụ nữ bản lĩnh nghị lực, anh tin Hòa sẽ nuôi dạy cháu nên người… Em để lại Đinh Bũm mà nét mặt, vầng trán, nụ cười y hệt em thời bé. Anh tin chắc rằng em còn để lại cho con mình một tâm hồn lãng mạn tinh tế… Nguyên ơi, em cứ yên tâm nghỉ ngơi nơi núi Tản sông Đà có nhiều nhân kiệt. Em hãy ở với xứ Đoài địa linh có nhiều tao nhân mặc khách. Ở đó em tha hồ học hỏi giao du như em từng thích”.

Được sự ủy thác của một người bạn, tôi đến thăm Đinh Vũ Hoàng Nguyên khoảng 20 ngày trước khi anh qua đời. Tôi nắm tay Nguyên, bàn tay nghệ sĩ với những ngón thon dài, ấm. Vợ Nguyên nói nhỏ: “Anh ấy cảm động lắm vì toàn người không quen biết thăm hỏi và tình nguyện hiến máu. Nhưng anh ấy dặn không được nhận tiền, nhà mình không phải địa chỉ từ thiện”. “Của cho không bằng cách cho”, những người yêu mến Nguyên rồi cũng tìm được cách chia sẻ với vợ con anh. Tôi kinh ngạc vì một con người bình thường, không cơ quan đoàn thể, chưa được báo chí lăng xê bao giờ, lại gây được nỗi tiếc thương buồn rầu đến thế cho hàng nghìn, vạn người xa lạ. Có người trân trọng tiễn biệt bằng ngọn nến nhỏ và cánh hoa gửi qua mạng, có người văng tục với ông trời bất công.

Hôm thăm Nguyên, tôi kể với anh, tôi từng bật cười vì cái còm (bình luận) ở blog của anh như sau: “Hôm nay đưa blog lão- thầy- bói- già cho một em đọc. Đọc xong em thở dài: Sao những người tốt toàn có vợ hết rồi”. Nhà văn Lê Minh Hà (CHLB Đức) nhận xét: “Quả trên mạng chưa thấy ai có được những status hài hước thế. Đây không hẳn là cái duyên, giỏi nhìn ngó và biết kể, mà là một kiểu tư duy, không thể nào bắt chước được”. Khôi Minh tức Nguyễn Mạnh Hà, nhà báo, lý giải: “Nguyên nổi tiếng và được yêu mến là vì anh ta nói hộ tâm sự, và cả uẩn ức của nhiều người”. Còn nụ cười của Nguyên hôm đó khiến tôi liên tưởng nụ cười của Hòa Vang - nhà văn của “Nhân sứ”, “Sự tích ngày đẹp trời”- khi chúng tôi thăm anh lần cuối: “Anh ngày xưa đi chiến trường K (Campuchia) giờ trở lại chiến trường K (ung thư), có gì ghê gớm đâu”. Và đùa duyên đến nỗi giúp người ta chặn được cục nghẹn mà đùa theo: “Nguy cơ khỏi cũng nên ấy nhỉ!”.

Hơn hai chục năm trước, đám tang Bùi Xuân Phái có vòng hoa mang dòng chữ của “Một người Hà Nội”- và Thái Bá Vân đã bình: “Bùi Xuân Phái thật là sang, Hà Nội thật là sang”. Đinh Vũ Hoàng Nguyên- trẻ tuổi, tài năng thơ, họa, trào phúng- mới chỉ ở dạng phát lộ, thế mà qua đám tang ngày cuối xuân này, thấy Hà Nội hóa ra vẫn nhiều người hay, quanh ta vẫn khối người hay, và Hà Nội vừa mất đi một người thực sự hay.

Dương Phương Vinh

Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Vậy cô muốn tôi phải làm gì?(Xin bên bác Cuuphansinh)

ne

Vậy Cô Muốn Tôi làm gì?
CPS.SIMONE HÒA gửi

 Một người phụ nữ lo lắng bế con đến gặp bác sĩ phụ khoa và nói: "Bác
sĩ, tôi có ...một vấn đề nghiêm trọng và rất cần sự giúp đỡ của ông!
Ông thấy đấy, con tôi còn chưa đến 1 tuổi và tôi lại đang mang thai

một lần nữa. Tôi không muốn những đứa trẻ sinh ra quá gần nhau.

"Ồ vậy thì" - bác sĩ hỏi - "cô muốn tôi làm gì?"

Người phụ nữ nói: "Tôi muốn ông giúp tôi ngừng mang thai, tất cả là nhờ ông".


Vị bác sĩ suy nghĩ một lúc, rồi ông nói với người phụ nữ: "Tôi nghĩ
rằng tôi có một giải pháp tốt hơn cho vấn đề của cô. Và còn bớt nguy

hiểm cho cô...." Cô gái mỉm cười, tin tưởng nghĩ rằng bác sĩ sẽ đáp
ứng được yêu cầu của cô.

Nhưng ông lại tiếp tục: "Cô thấy đấy, để cô không phải chăm sóc 2 đứa

trẻ cùng một lúc, thì hãy giết chết đứa trẻ cô đang bế trên tay. Bằng
cách này, cô có thể nghỉ ngơi một thời gian trước khi đứa còn lại được
sinh ra. Nếu chúng ta giết một trong hai đứa bé, thì không quan trọng

là đứa nào phải không? Sẽ không có một mối nguy hiểm đe doạ nào cho cô
nếu cô chọn đứa bé cô đang bế."

Người phụ nữ kinh hoàng, mặt biến sắc: "Không thể được thưa bác sĩ!

Làm vậy thực sự là quá khủng khiếp! Thật dã man khi giết một đứa
trẻ..."

"Tôi đồng ý" - bác sĩ trả lời. "Nhưng mà khi đến đây và nhờ tôi thì có

vẻ như cô chấp nhận được điều đó mà, vì vậy tôi nghĩ đó là giải pháp
tốt nhất."


Cô gái ôm chặt đứa bé trên tay, chào từ biệt bác sỹ ra về, và không
mảy may nghĩ đến việc thực hiện điều mà cô vừa định làm cách đó ít
phút...


Bác sĩ mỉm cười, nhận ra rằng ông đã giữ vững quan điểm của mình. Ông
đã thuyết phục được người mẹ rằng không có sự khác biệt nào trong việc
giết chết một đứa trẻ đã được sinh ra và một đứa trẻ vẫn còn trong

bụng mẹ. Tội ác là như nhau!

Đâu đó trong ông vang lên câu nói :

"Phá thai" nói rằng tôi phải hy sinh người khác vì lợi ích của bản thân mình.

Nhưng "Tình người" ngăn tôi lại, và nói rằng tôi cần phải hy sinh bản
thân mình vì lợi ích của người khác.


Nếu bạn đồng ý, xin hãy "chia sẻ"  thông điệp này đến những người khác.

Chúng ta có thể cùng nhau cứu được rất nhiều mạng sống quý giá!"
Đọc tiếp ...

Khó tin mà có thật :D

Lem đã từng to gan nhớn mật ...cướp tiền trên tay một người giữa ban ngày .Mà từ hồi ..bé tí, chừng 10 tuổi thì phải.
Hồi bé , nhà Lem gần hiệu kem Cửa Nam.Mỗi khi được bố cho tiền , cầm cái ca sắt tráng men , loại ca của tàu , có nắp đậy ấy, đi .Chắc ối bạn biết nhỉ. (hôm nọ đi siêu thị tháy họ bán , cứ đứng đần mặt ..bay vụt về tuổi thơ, còn tính hay mua về ngắm ấy).Đi về đến nhà khoảng hơn nửa cây thì kem chảy mất một nửa, chả sao ...húp xì soạt sung sướng lắm.
Bữa ấy có xe bốn bánh (kem mậu dịch họ hay đẩy đến từng ngã tư phục vụ dân tình.Mình với nhỏ bạn đang chơi góc phố , có đủ tiền mua hai cái.Cũng chen chân.Mà lạ cho dân nhà ta , từ thuở xa xưa ấy đến tận bây giờ , vẫn cứ luôn thích xô đẩy nhau , chả biest xếp hàng là gì hihi.Mỗi  một cô bán kem , xung quanh kín người , tranh nhau chìa tiền ...bán cho ba que  , bán cho năm que mới , cô ơi chị ơi em ơi...Náo loạn.
Mình đưa tiền cho nhỏ bạn , nhòm mãi chả thấy đến lượt.Nhanh nhảu xông vào , giật phắt tiền trên tay ẻm,hét toáng , cô ơi cháu hai que với.Nào ngờ ok liền , được ngay hai que , chuồn ra giật áo bạn đi về .Đúng lúc đó thấy gào thét thất thanh, ôi dời ơi , tiền của tôi đâu, đứa nào to gan quá ,nó giật trên tay tôi...con khốn nạn nào, thằng mất dậy nào thế này...ak ak ..
Hai đứa thong dong vừa đi vừa ăn , rồi ...rồi con bạn hỏi...này , sao mày mua nhanh thế tài thế, tao chìa mãi cô áy chả thèm nhìn đến.Mà ....Đến câu nầy thì Lem sém...ngất này .Mà tiền ở đâu thế , tao vẫn đang cầm đây mà ?????
Ôí ! bạn bảo tôi phải làm sao? tí nữa thì ngã lăn ra...vì...sợ .Sợ quá thể là sợ.Nếu cái nhà bà kia mà biết là tôi...hay nếu tôi đến thú nhận tội ...thì...chắc ...tôi bị làm ..ruốc mất....
Thôi đành!
Mình  kể thật cho con bạn...nó tròn mắt, mình  thì chắc ..xanh mét..Song hai đứa chả nói thêm gì , vội vàng rảo bước về nhà ...Đến nhà mình rồi vãn tháy tim đập chân run.
Đôi khi nhớ lại , lại ôn kể cho hai ba con nó nghe...thằng con cười gần chết, há há .Vẫn nhớ như in cảm giác khi ấy .
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Chuyện gái cưng nhà Lem :D

Vừa bị con ranh nó ...tát cho ù tai nổ đom đóm mắt ,phải lên la làng đơi chị em ơi .Có ai bị ..khốn khổ như Lem không? Ai đời tắt máy tính của ẻm, bế ẻm đứng lên , mẹt ẻm hầm hầm ,tưởng chỉ ...giật tóc má dư mọi ngày...huhu.Hum nay , ẻm vùng lên ...táng cho má đúng tai  ...tưởng điếc luôn được.Á! má rú lên ôm tai ..ẻm sợ quá tái mét , mặt đần ra ....khóc theo...ôm lấy kêu iu iu iu nhắm..Má nó...lại tha bổng,chứ biết làm sao bây giờ
Có ai ngờ được Lem... đao phủ ngày nào giờ lại bị...gái cưng bạo lực dư này .
Gẫm thêm  giận phát run lên ,là giận...mình ấy.Nếu mẹ không xấu tính dữ dư chằn , thì đâu đến nỗi con gái lãnh đủ  vậy chớ?!
 TIÊN TRÁCH KỈ , HẬU TRÁCH NHÂN, câu ấy đúng lắm ấy chứ lị :-))
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Chuyện giai con nhà Lem :D

Bữa ấy mẹ lười nấu, mua chả về ăn cơm.
Mẹ: gắp gắp đầy bát con  , miệng  bảo ,ăn nhiều vào cho cao lớn , này hồi xưa nhà có 5 người mà bà cũng chỉ mua có nửa lạng (từ này phải nói tiếng tây cậu mới hiểu) bằng ba miếng thế này ,rồi ông bà bảo không biết ăn ,nhường cho mấy chị em mẹ đấy....
Con trai đần mặt ngừng cả nhai , ngẫm một lúc bảo mẹ.Nếu nhà mình ...khổ đến thế, con nghĩ là con sẽ ..không ăn nhường hết cho bố mẹ .
Mẹ : sao con lại nghĩ thế, con đang tuổi lớn ,mẹ tưởng bố mẹ   phải nhường con cái mới đúng chứ.
Con : con nghĩ là con chỉ đi học thôi có  làm gì đâu  , còn bố mẹ  rất vất vả ,thì con phải nhường thế mới đúng, con làm thế đấy.
Mẹ: chụt chụt

Chuyện khi cháu chừng 10 tuổi, tự nhiên nhớ ra khoe với cả nhà ta
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

VĂN LÀ NGƯỜI

Tranh luận hôm trước , đọc chia sẻ  của mọi người tự nhiên , Lem..Lem như ...tỉnh ngộ ấy nhá, như bị ...sét đánh vô đầu vậy hihi... phải viết ngay kẻo quên biến.
VĂN LÀ NGƯỜI  -Câu ấy cực kì chính xác , cực kì sâu sắc,  thật thế đó.
Chúng ta cứ thử nghĩ xem nhé, có phải là những tác phẩm văn học kinh điển nào cũng truyền tải cho ta những cảm xúc đẹp đẽ về tình yêu cuộc sống , tình thương yêu con người...Cứ đọc và đọc rồi  ...nhẩn nha bạn sẽ thấm thía tính nhân văn trong từng trang viết .Ví như CUỐN THEO CHIỀU GIÓ, ĐỒI GIÓ HÚ , GIÃ TỪ VŨ KHÍ, CHÙM NHO PHẪN NỘ....rồi NỖI BUỒN CHIẾN TRANH của nhà văn Bảo Ninh ấy (sơ sơ vậy , tôi cũng không được đọc nhiều  )  ..., có biết bao trang viết khiến cho bạn phải rơi lệ?.Là tôi  muốn nói cái tình bác ái  , tình thương con người với con người nói chung ...không phải chỉ là  tình yêu  nam nữ đơn thuần đâu.Tôi ít đọc truyện tình  , xem phim  yêu  iếc lắm .Phim Hàn còn chửa xem bao giờ , phim bộ dài tập  tàu tiệc lại càng không , (hình như đã nói rồi , giờ đang  tua lại thì phải).
Tôi nghĩ đã là nhà văn , là  người cầm bút thật sự, thì ngoài tài năng ,nhất định người  ấy phải thật giàu có lòng nhân.Nếu thiếu đi cái ấy,mãi mãi , họ chỉ là ...thợ viết mà thôi. Thợ ấy thì xem ra thời nào thì cũng đầy...:
Thế nên cái câu VĂN LÀ NGƯỜI, tôi xin cải chính lại là tôi thấy nó hoàn toàn chính xác.Là một lời khen ngợi quá đỉnh dành cho những NHÀ VĂN CHÂN CHÍNH, những dòng viết của những  người chân chính .
Đời thường thì .....chúng ta viết,kể  ...lan man tâm sự..tô vẽ kẻ biển  ..kiểu  viết ...vãn ấy mờ,thậm chí viêt cực kì ...bố nháo bậy bạ ( ví dư mụ lem đây )tiệt nhiên không ...dính líu chi đến cái câu cao quí kia đâu.
Có phải vậy không , hả cả nhà ta ? Lem cứ nghĩ gì thì viết nấy ,sai đâu mong được chỉ dẫn thêm ,  cũng chả sợ ...u đầu , vì Lem biết , toàn dững người phải ..yêu quái Lem thế nào thì mới bớt thì giờ  vàng ngọc vô đây chứ , nhể :-))

Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

BÀI HỌC VỀ THA THỨ (Xin bên bác Honhu)


Tên ăn trộm.
Huyền Không
Có tiếng ồn ào ở phía trên rẫy, nhà sư vừa bước ra khỏi thiền thất thì chú Liễu Minh cũng vừa đi tới.
- Bạch thầy! Rẫy mình vừa bị mất trộm, sáng nay lên nhổ sắn chúng con mới biết.
- Thế à!
- Dạ mất đâu khoảng chừng vài vồng.
Nhà sư dừng lại, chậm rãi nói:
- Con ạ! Mất sắn và trộm sắn không phải là vấn đề của chúng ta! Là kẻ tu hành, vấn đề của chúng ta là, nhân đó, ta thử lắng nghe lại lòng mình một cách trung thực hơn. Ta sẽ lắng nghe rằng: ta có thể rộng lượng tha thứ được cho người chăng? Ta có móng khởi một tiếc rẻ nào khi mất đi một ít vật chất, của cải? Ta có thể san sẻ cho người bằng cách nhịn ăn một vài bữa! Và, sau hết, trong ta có dậy mối bất bình, phiền não chăng? Chúng ta là người học hạnh giải thoát, có gì phải giải quyết ngoài những vấn đề tương tự?
Liễu Minh sững lại, nhà sư mỉm cười nắm tay chú theo lối mòn lên rẫy.
Liễu Minh nói:
- Bạch thầy! Hồi nãy, con với chú Bất Đạt cãi nhau. Con thì nói tha. Chú Bất Đạt lại nói bắt. Con và chú ấy thường có quan niệm bất đồng.
Bất Đạt và Bất Ác từ trong những lùm sắn bước ra, mỗi người tay xách mấy chùm sắn vụn. Thấy nhà sư, Bất Đạt cất giọng oang oang:
- Bạch thầy! Cái lũ ăn trộm này, gặp con, chúng sẽ biết tay!
Liễu Minh cãi lại:
- Biết tay như thế nào? Chú bắt chăng? Ý thầy là thầy sẽ tha cho phù hợp tâm từ!
Nhà sư nói:
- Không, Liễu Minh con! Thầy không tha! Vì tâm từ nên thầy không tha!
Bất Đạt reo lên:
- Đó, chú Liễu Minh thấy chưa? Vì tâm từ nên thầy không tha, thầy sẽ bắt.
Nhà sư cười:
- Không, Bất Đạt con! Thầy không bắt! Vì tâm từ nên thầy sẽ không bắt.
Cả ba chú đều ngơ ngác:
- Bạch thầy thế thì...
Thấy vầng trán và cặp chân mày của Liễu Minh cau lại, nhà sư dịu dàng nói:
- Liễu Minh! Con hiểu về tâm từ như thế nào mà bảo nên tha?
- Vì tâm từ là thương người, yêu chúng sanh, mong chúng sanh thảy đều yên vui, hạnh phúc!
- Như vậy, vì tình thương mù quáng, con sẽ dung dưỡng kẻ trộm trên thế gian!
Bất Đạt góp lời:
- Vì không muốn dung dưỡng kẻ trộm trên thế gian, cho nên, con sẽ bắt mới đúng nghĩa tâm từ!
- Như vậy, vì tâm từ nóng vội con sẽ nuôi dưỡng hận thù giữa cuộc đời!
Im lặng một lúc, nhà sư tiếp:
- Các con ạ! Tâm từ là vậy mà không phải vậy. Thật ra, trong các con, chưa ai hiểu tâm từ là gì!
Biết là cả hai chú đều rơi vào hoài nghi to lớn, nhưng nhà sư vẫn chưa trả lời vội, người dẫn cả ba chú đến một lùm cây rậm, chỉ vào đám cỏ rạp.
- Đêm kia, thầy thấy cậu ăn trộm rình núp ở đây. Người bạn ăn đêm kiên nhẫn đợi thầy tắt đèn và đi nghỉ, nên thầy đã tắt đèn và đi nghỉ!
Không cưỡng được ý mình, Liễu Minh buột miệng:
- Thế là thầy đã tha!
- Ừ! Thầy đã tha nhưng cái tha của thầy khác với cái tha của con. Thầy tha mà không dung dưỡng kẻ trộm trên thế gian. Rồi con sẽ hiểu điều ấy.
Im lặng một lúc, chú Liễu Minh lại nói:
- Thế là con sai ít mà chú Bất Đạt sai nhiều. Thầy đã không bắt!
- Không, không phải thế đâu con! Thầy có bắt, nhưng không nuôi dưỡng hận thù, nên cái bắt của thầy khác với cái bắt của Bất Đạt!
Đầu óc của các đệ tử rối loạn như một mớ bòng bong, như tổ chim, chẳng biết đạo lý câu chuyện nó nằm ở đâu nữa!
Buổi chiều, trong giờ học Đạo, nhà sư lấy trong túi ra một lá thư bằng giấy học trò, nét chữ cứng cáp, không thẳng hàng thẳng lối, chẳng có chấm phết, sai chính tả lung tung.
Liễu Minh và Bất Đạt chăm chú đọc:
"Thưa thầy,
Thầy biết con là thằn ăn cắp không những hai vòng thắn mà còn ăn cắp một tượng Phật nhỏ bằng đồng đen, ăn cắp 10 giò phong lan tước đây nữa. Thầy biết mà thầy lặng lẽ không nói với ai, cũng không hề tả lời một câu khi công an xã qua điều ta! Bây giờ thầy lại còn giúp con vốn liếng, tiền ăn tiêu mười ngày để con lên "đá bạc" khai thác đá là nghề cũ tước đây của con. Tiền thầy cho, con còn dư dả để thắm thanh dụng cụ hành nghề. Ơn đức thầy thật là kể thao cho xiết. Con hứa từ nay cho đến tọn đời, con thề làm người lương thiện để khỏi phụ tấm lòng cao cả của thầy.
Con,..."
Lá thư bên dưới có ký tên nhưng nhà sư đã lấy kéo cắt đi rồi.
Bất Ác bây giờ mới cất giọng nói:
- Con nhận nhiệm vụ bí mật của thầy, con biết cả. Con nghe hai chú Liễu Minh và Bất Đạt cãi nhau, con chỉ cười.
Nhà sư hỏi:
- Con cười sao?
- Con cười vì cả hai chú đều sai!
- Không đâu con! Cả hai chú đều không sai!
Câu trả lời của nhà sư thật bất ngờ.
Nhà sư lại phải giải thích:
- Cả hai không sai, nhưng cả hai chú đều không đúng! Tại sao vậy? Vì trên sự tướng, tha hay bắt không quan trọng. Tha hay bắt chỉ quan trọng là khi tha để làm gì và bắt để làm gì? Tha rồi có giáo hóa được người và bắt thì có giáo hóa được người? Trên tất cả, đối với chúng ta, tha hay bắt là để học bài học giác ngộ mà thôi!
Bất Đạt chợt nói:
- Ý con cũng có thể là vậy lắm! Con bắt rồi con sẽ tìm cách giáo dục người ta nữa chứ!
Liễu Minh nhíu mày:
- Chú mà giáo dục! Chú thượng cẳng chân hạ cẳng tay thì có! Rồi chú còn bắt trói người ta mà giải qua công an! Cái bắt đó là cái bắt của người đời, chỉ tăng thêm oán thù chứ không được tích sự gì!
Bất Đạt không giận mà cười khì khì:
- Còn chú thì sao hử? Chú tha rồi chú giáo dục người ta làm sao nào, nói đi? Tha trống không cái kiểu của chú thì chi bằng kêu ba thằng ăn trộm vô khiêng chùa chiền đi hết cho khỏe! Vậy là tha theo hạnh bố thí ba-la-mật đấy!
Nhà sư khoát tay:
- Các con tranh cãi hay tranh luận đấy? Các con đừng nghĩ rằng giải pháp của thầy là tối ưu, từ đó, lấy làm thước đo để xử sự ở đời! Các con có biết rằng, tha hay bắt chỉ là sự thể hiện bên ngoài? Tha hay bắt rồi sau đó tìm cách giáo hóa, cũng chỉ là sự khôn ngoan của sự thể hiện bên ngoài ấy mà thôi. Có một cái tâm, các con ạ! Khi biết cái tâm ấy, trú nơi cái tâm ấy, thì tha hay bắt đều trở nên đúng cả vậy. Tâm ấy là tâm gì, ai biết?
Cả ba chú đồng đáp:
- Dạ, tâm từ!
- Đúng thế! Vậy thì từ rày về sau, khi gặp bất cứ tình huống nào cũng phải sáng suốt, bình tĩnh. Sáng suốt là Tuệ, bình tĩnh là Định. Từ Tuệ, từ Định mà khởi tâm từ thì mọi hành động của các con đều phù hợp với giáo pháp cả, không sợ sai lầm đâu!
- Chúng con đã hiểu cả rồi. Ôi! Thật tuyệt vời thay cái bài học hôm nay!
Nhà sư từ bi nhìn ba chú, tủm tỉm cười, thầm nghĩ:"Chỉ nên dẫn cho chúng lên ngang chỗ đó thôi! Chúng đâu có hiểu rằng, tâm từ còn có trước ý, dụng ý, còn vấn đề lợi và hại, hay và dở, tốt và xấu thì tâm từ ấy đâu đã được gọi là từ vô lượng?
Huyền Không
Lăng Cô - Hải Vân - 1977


 
Đọc tiếp ...

Những truyện rất ngắn mà hay (xin bên bác VL )


Bộ quần áo cũ
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm. 
Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Việt Nam sang. Tôi nhẹ nhàng:
-Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
-Nhưng bố thích mặc bộ này!
Tôi bắt đầu cau có:
-Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ tụi con bỏ bê không chăm sóc bố.
Ông già buồn rầu, lập lại:
-Bố thích bộ quần áo này lắm.
Tôi cũng cương quyết:
-Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.
Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào tôi thấy ông minh mẫn như vậy:
-Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó.
Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Tôi hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ. 
Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, tôi nên xét lại trái tim mình đã. 


Bệnh và Lười 
Cũng như các bà vợ khác ở hải ngoại, vợ tui kỳ này làm biếng quá. Đi làm về là nằm trên giường xem phim bộ, chẳng chịu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa gì ráo. Tôi có la, nó ấp úng trả lời:
-Em thấy mệt quá, chẳng làm gì được cả. Nằm nhưng không ngủ được nên mới bật máy xem phim, chứ không cố ý xem phim. 
Con vợ tui chơi chữ ghê, xem mà không xem, nó biện hộ kiểu này ai nghe cho được.
Tui định bụng hôm nay về mà bếp núc lạnh tanh, sẽ đập tan cái TV ra cho biết mặt. Về nhà, quả nhiên cơm canh không có, đứa con nhỏ hoảng hốt: 
-Ba ơi, anh Hai đưa má vào bệnh viện rồi, má bị xỉu phải cấp cứu.
Tui vội vã vào nhà thương. Người ta đã chẩn bệnh xong. Vợ tui có lẽ bị ung thư xương. Hèn chi mấy tuần nay nó đau nhức, than thở mà tui nghĩ nó giả bộ nên không thèm nghe, cũng chẳng đưa đi bác sĩ.
Bệnh ung thư phát mạnh quá, sau vài tuần, bác sĩ cho biết nó không còn ở với tui được bao lâu nữa. Ung thư ngực thì cắt vú, ung thư xương không biết cắt ở đâu! Phổi vợ tui cũng có vấn đề, vì bao năm qua phải hửi mùi thuốc lá tui hút. Tui không dám nói với nó tui đã nghĩ xấu và giận nó không chịu nấu cơm, dọn dẹp. Cô vợ đầu ấp tay gối bao nhiều năm mà nó đau đớn, bịnh nặng tui cũng không biết. Vậy mà nó vẫn cố gắng đi làm kiếm tiền, chỉ khi về mới nằm liệt ra thôi. Tui hối hận quá chừng, trốn vào nhà vệ sinh của bệnh viện khóc rấm rứt. Thằng Tây đen nhìn tui ái ngại, hỏi tui có OK không. Tui không biết than thở cùng ai, nên dù tiếng Anh dở ẹt, cũng sổ một tràng. Nó có vẻ thông cảm nhưng chỉ phán được một tiếng “sorry” rồi đi ra. 
Tui trở vào phòng thăm vợ. Mới mấy tuần mà nó ốm nhom xanh lè, tay chân dây rợ, kim chích chằng chịt. Nó thì thầm:
-Ở đây buồn và ồn quá, em muốn về nhà. Em sẽ nấu món giả cày mà anh thích đó. 
Tui vỗ về:
-Em ráng lo nghỉ ngơi, đừng bận tâm.
Tui ráng nấu mấy món ngon đem vào nhà thương, nhưng nó không ăn được nữa. Tui lại khóc. Lạ ghê, trước giờ tui rất oai phong, la mắng vợ con mỗi ngày, uy quyền lắm mà bây giờ mít ướt quá sức … 
 
Tình vợ chồng 
Chị thắc mắc:
-Anh có còn thương em không?
-Tại sao phải hỏi?
-Từ ngày lấy nhau, mình hết thơ mộng, anh hết lãng mạn với em rồi.
-Bận thấy mồ, còn lo cho con, nhưng anh chẳng thấy gì khác.
-Em thấy khác!
-Anh đi sửa cửa sổ đây.
-Em ghét anh, anh giả bộ bận rộn.
Trời bỗng đổ mưa, nước tạt vào nhà, may quá chồng chị vừa sửa xong cánh cửa. 

Lời cầu nguyện


Tôi rất sợ phải nghe ba mẹ cãi nhau. Tôi thường phải làm quan tòa và lẫn lộn không biết nên nghĩ gì. Mẹ hay nói:
-Con thấy ba kỳ cục không, nếu gặp người đàn bà khác, bà ta đã đập tan mọi thứ trong nhà ra rồi.
Ngược lại ba hỏi:
-Con gái, tuy con còn bé nhưng con thấy ba chịu đựng mẹ như thế nào. Ba phải làm sao đây?
Tôi hay nhìn những tấm hình ba mẹ chụp thời mới cưới treo trên tường, hai người nhìn nhau tươi cười hạnh phúc làm sao. Họ đã từng yêu nhau thắm thiết, tại sao tình yêu lại thay đổi mau chóng và thê thảm như vậy. Họ rất khó quên, khi gây gỗ thường kể đi kể lại những chuyện giận hờn xảy ra năm xửa năm xưa, rồi từ từ nặng lời với nhau. Tôi và em gái cũng hay có chuyện vì giành đồ chơi, hay vì phân công dọn dẹp nhà cửa không đều, nhưng chỉ chút sau là chúng tôi quên và tiếp tục chơi với nhau vui vẻ. Tôi muốn gia đình hòa thuận, êm ấm như hồi tôi còn bé. Lâu rồi chúng tôi không được đi picnic, đi câu cá với nhau. 
Ngày ba tôi đập tan những tấm hình đám cưới treo trên tường, là ngày ông bà quyết định ly dị. Ba mẹ gọi hai chị em tôi vào phòng, chúng tôi đứng trên những mảnh vụn và được hỏi:
-Hai đứa con phải quyết định, đứa nào muốn ở với mẹ, đứa nào muốn ở với ba. Chúng ta phải chia hai.
Tôi và em gái chỉ biết khóc. Cách đây mấy tháng, tôi cũng giúp ý kiến thằng Tâm để nó chọn lựa bố hay mẹ. Bây giờ tới phiên nó sẽ giúp tôi?!!! Tôi biết Tâm rất khổ, trong lớp nó không còn muốn chơi với ai cả ngoại trừ tôi. Cô giáo và những bạn hiểu chuyện nói lời an ủi, thương hại cũng làm nó bực mình, muốn lẩn tránh. Nó trở nên ít nói và không cười nữa. Tôi sẽ phải trải qua những chuyện y như vậy. Tôi rất sợ. 
Đêm hôm đó tôi không ngủ được, chạy sang phòng em thấy nó còn thức, tôi rủ nó ra bàn thờ cùng đọc kinh. Chúng tôi chỉ thuộc kinh Lạy cha và Kính mừng, tôi ước gì có thể đọc được những kinh thật dài như người ta đã đọc trong nhà thờ để Chúa hiểu và lắng nghe chúng tôi hơn. Một chút sau ba má tôi cũng ra phòng khách cùng quỳ đọc kinh với chúng tôi - có lẽ vì nửa đêm tiếng cầu kinh của chị em tôi lớn quá làm họ không ngủ được. Thật là nhiệm mầu, ba má tôi xin lỗi nhau và quyết định không ly dị nữa. Tất cả chúng tôi cùng khóc. 
Tôi nghe mẹ tôi kể với bạn của bà, nhờ sự thành khẩn của hai đứa tôi trong lần đọc kinh đó mà bà đã suy nghĩ lại. Tình trạng gia đình tôi khá hẳn. Ba đã treo lại những tấm hình đám cưới lên tường và treo thêm tấm bốn người vừa chụp ở tiệm. 
Tôi tin lời cầu nguyện sẽ luôn được Chúa chấp nhận nếu mình cầu xin hết lòng và ở trong một hoàn cảnh thật sự cần giúp đỡ. Tôi cũng an tâm không cần phải học nhiều kinh dài và mới, Lạy cha và Kính mừng có thể tạm đủ. 


Thiếu sót 
Chúng tôi đi xem văn nghệ do trường Trung Học của con trình diễn. Mỗi năm trường đều cóInternational Night để các học sinh thuộc các sắc dân phô bày văn hóa, âm nhạc đặc thù của dân tộc mình. Tôi thích thú theo dõi, tới phần học sinh Việt Nam , tôi bật cười vì thấy các cháu mặc áo dài đi cấy lúa. Có đứa lại mặc áo dài với quần jean, mang giày thể thao. Đa số các quan khách, học sinh ngoại quốc đều vỗ tay tán thưởng vì động tác nhịp nhàng, vành nón lá xinh tươi, âm nhạc vui nhộn ca ngợi cảnh thanh bình trên đồng lúa. Tối về, tôi hỏi: 
-Sao tụi con lại mặc áo dài đi cấy lúa. Dân quê phải mặc áo bà ba chứ.
Cháu cười hồn nhiên: 
-Hôm rồi tổng dợt ở nhà mình, tụi con có mặc áo dài múa thử, sao lúc đó mẹ không nói?
Tôi không trả lời được. Bận rộn quá, tôi đâu có giờ để ý. 

Trách nhiệm dạy con biết về quê hương, văn hóa cội nguồn không phải dễ, còn rất nhiều điều tôi đã thiếu sót 


Kỷ niệm Giáng Sinh 
Tôi có đọc câu chuyện, đại khái người mẹ bị ung thư, phải chữa trị bằng chemo nên rụng hết tóc. Ngày con gái ở xa về thăm, bà sợ con buồn nên đội tóc giả. Đứa con biết mẹ bệnh, không còn tóc nên để tỏ lòng thông cảm, cô đã húi cua ngắn ngủn. Khi gặp nhau, hai mẹ con đều ứa nước mắt cảm động. Người đáng lẽ tóc dài thì lại cụt ngủn, người đáng lẽ trọc lóc lại có tóc giả thật dài.
Giáng Sinh vừa qua hai mẹ con tôi cũng dở khóc dở cười. Con gái tôi cũng đi học xa, bận rộn và không đủ tiền nên quyết định không về nhà ăn Noel. Tôi thương con nên dù khó khăn, cũng ráng dành dụm tiền để mua vé máy bay đi thăm con. Tôi muốn cháu ngạc nhiên nên không cho cháu biết trước, nhưng cũng thật là ngạc nhiên, trước ngày tôi lên đường, cháu lại bất ngờ về nhà. Tôi phải bỏ vé máy bay của mình, tiếc tiền lắm nhưng cháu an ủi: 
-Mẹ con mình đã được gặp nhau, mình quan tâm cho nhau là chuyện quan trọng. Chút tiền có mất nhưng con sẽ nhớ mãi kỷ niệm này. Con không muốn mẹ ăn Giáng Sinh một mình, bên đó con còn có bạn, mẹ ở đây chẳng có ai! 
Tôi rưng rưng nước mắt. Cuộc đời người đàn bà bị chồng bỏ, phải nuôi con một mình cũng được chút ủi an.

Đôi giày trắng

Ngày cưới có lẽ là ngày bận rộn, có nhiều chuyện vui nhất trong đời. Tôi biết có cô dâu mang theo áo dài để thay, nhưng quên mang quần. 
Hôm đám cưới tôi, mọi người đều rộn ràng. Tôi cũng chiều vợ, sáng mặc bộ vest trắng đi nhà thờ, chiều thay bộ vest đen tới tiệc. Tới nhà hàng tôi mới hết hồn, vì biết mình quên không mang theo đôi giày đen. Chú rể xúng xính trong bộ đồ đen, chân mang giày trắng bóng, coi sao đưọc! Chưa biết tính sao thì thằng bạn lên tiếng :
-Trễ rồi, thôi mang giày của tui đi. Mới tậu hôm qua đó, chắc là vừa.
Tôi mang ơn thằng bạn này hết sức. Cứu người như cứu hỏa. Nó cũng biết mắc cỡ, dấu đôi chân mang giày trắng dưới gầm bàn, không dám đi đâu, kể cả vào nhà vệ sinh vì nó cũng mặc vest đen. 
Sau này khi có đứa con trai đầu lòng, tôi nhờ thằng bạn này làm bố đỡ đầu. Nó rất vui và hãnh diện vì lần đầu tiên được lên chức God Father, tôi chọc nó:
-Hôm rửa tội con tui, nếu anh dám mặc đồ đen và đi giày trắng, tui sẽ đãi thêm một chầu seafood ở nhà hàng nổi tiếng Toronto .
Nó nhìn tôi ấm ức, nhưng nó biết tôi vẫn nhớ và cám ơn thật nhiều. 
Giúp người vào lúc người đó gặp hoàn cảnh khó khăn, nguy ngập nhất là chuyện nên làm. Lý do, hậu quả như thế nào sẽ tính sau. 


Nói thật 
Thái ơi!
Miên xấu hổ quá, không nói được nên viết email này cho Thái giải thích việc hôm qua nhé. Mình là bạn trai, bạn gái của nhau, đáng lẽ Miên nên thành thật nói rõ hơn về gia đình mình. 
Nhà Miên nghèo lắm, ba má mới sang Mỹ diện HO nên còn rất vất vả xây dựng cuộc sống. Người đàn ông cắt cỏ trước sân nhà Thái ngày hôm qua là ba của Miên đó. Khi tới nhà Thái chơi, Miên hoàn toàn không nghĩ tới chuyện gặp ba trong hoàn cảnh này. Ba trong bộ quần áo làm vườn cũ kỹ, cặm cụi cắt cỏ, tỉa cây. Khi Thái rủ Miên ra sân chơi trả tiền cho ba, Miên trốn vào nhà vệ sinh nói mình bị đau bụng và bỏ về. Tối qua Miên mất ngủ, vừa thấy mình có lỗi với ba, vừa xấu hổ vì đã nói dối với Thái. Miên tệ quá phải không? Bây giờ Thái biết sự thật rồi đó, Thái bỏ Miên, Miên cũng không buồn đâu. Miên sẽ cố gắng học giỏi để lo cho ba má, giúp gia đình vượt qua cái nghèo. Xứ này ai cố gắng thì sẽ thành công thôi. 
Chúc Thái luôn vui và tìm được người bạn khác xứng đáng hơn. Xin lỗi Thái thật nhiều.... 


Mày Tao 
Có lần giận con quá vì nó nói dối, tôi đã quát to :
-Mày là đứa nói láo, không ai thương mày nữa!
Thằng nhỏ mếu máo trả lời :
-Mẹ có thể đánh con, nhưng đừng gọi con là mày!
Tôi giật mình, nó sanh ra và lớn lên ở Mỹ, tiếng Việt không giỏi nhưng sao hiểu được chữ « mày » là rất nặng, rất xấu. Tôi xấu hổ lắm và từ đó về sau không gọi con là mày nữa, dù giận tới đâu. 
Có những người chồng hay quát nạt, gọi vợ là mày, mắng chửi nặng lời. Nếu có quyền, tôi sẽ gạch bỏ chữ « mày, tao » trong tự điển tiếng Việt. 


Hờ hững 
Chị mỉm cười nhìn cô cháu gái được người yêu âu yếm nâng bàn chân lên xem, khi cháu đạp phải vật gì nhọn dưới đất. Chị nói với bạn bè chung quanh:
-Thời của mình qua rồi, nhìn đôi tình nhân trẻ kia thấy mà ham, bây giờ mình có đạp phải đinh chảy máu mấy ổng cũng không quan tâm, có khi còn chửi mình sớn xác nữa!

Hôm sau chị và chồng có dịp ghé thăm tiệm Nail của người bạn, anh ân cần quỳ xuống xem chân chị và hỏi ý chị bạn làm sao chữa được những cục chai trên bàn chân chị. Chị cảm động lắm và nhận ra mình rất nhậy cảm ở ... bàn chân. Chồng chị không hờ hững như chị hằng nghĩ. 
Sau này mỗi lần đi ngang tiệm Nail, chị đều muốn được ghé vào, không phải để làm móng tay, nhưng để anh giúp chị làm mòn những cục chai.

Trịnh Tây Ninh

Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

ĐỪNG VỘI XÉT ĐOÁN ( Xin bên nhà bác Honhu)

ĐỪNG VỘI XÉT ĐOÁN

"Một người bạn của tôi trên chuyến trở về Nam Phi sau một thời gian sống ở Âu Châu, đã phải chờ khá lâu ở phi trường Heathrow của London. Sau khi mua một ly cà phê và một gói bánh quy, cô kéo lê hành lý lỉnh kỉnh tới một cái bàn trống để đọc báo và ăn bánh trong khi chờ máy bay.

Khi đang đọc tờ báo buổi sáng, cô nhận ra có người làm gì đó sột soạt ở bàn mình. Liếc nhìn qua tờ báo, cô sửng sốt thấy một anh chàng ăn mặc lịch sự đang với tay lấy bánh của cô, bỏ vào miệng. Không muốn làm ầm ĩ, cô chỉ nghiêng mình để lấy một cái cho mình.
Một phút sau, cô lại nghe tiếng sột soạt. Anh chàng kia lại lấy thêm bánh để ăn.

Cho đến lúc cả hai đã ăn đến cái bánh cuối cùng trong gói, cô đã tức giận hết cỡ nhưng vẫn không nói được câu nào. Rồi chàng trai bỗng bẻ cái bánh làm hai, đẩy một nửa về phía cô và ăn nửa còn lại, rồi bỏ đi.

Lát sau, khi loa phóng thanh gọi tên cô, và yêu cầu cô xuất trình vé, cô vẫn còn bừng bừng cơn giận. Tuy nhiên, các bạn hãy thử tưởng tượng sự xấu hổ của cô khi cô mở túi xách ra và khám phá ra rằng gói bánh của mình vẫn còn nằm nguyên trong đó. Thì ra từ nãy tới giờ cô đã ăn bánh của người ta. Chàng kia đã chia sẻ với cô đến miếng bánh cuối cùng. Thật là một con người tốt bụng"

(Reader's Digest)

Suy nghĩ: Câu chuyện cho thấy cái nhìn của chúng ta về người khác không luôn luôn chính xác, thậm chí nhiều khi còn nhầm lẫn nữa. Vì thế đừng vội xét đoán, kết án. Và cũng phải sẵn sàng thay đổi cái nhìn của mình khi chúng không còn đúng với sự thật nữa. Quan trọng hơn nữa, nếu chúng ta muốn có những thay đổi lớn trong cuộc đời mình thì trước hết phải thay đổi cách nhìn về người khác. Hãy đeo cặp kính khác rồi mọi sự sẽ thay đổi theo ta.
ĐỪNG XÉT ĐOÁN

Vừa nhận được điện thoại, nam bác sĩ vội vã tới bệnh viện. Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến ngay tới phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng. Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay : “Tại sao giờ này ông mới đến?

Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao? Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?”

Bác sĩ điềm tĩnh trả lời : “Thật xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện. Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây… Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật”.

Người cha giận dữ : “Tịnh tâm à?! Giả như con của ông đang nằm trong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không? Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì?”

Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời : “Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh: ‘Thân trần truồng sinh từ bụi đất, tôi sẽ trở về bụi đất thân trần truồng. Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa’. Những bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống. Ông hãy đi và cầu nguyện cho con trai ông. Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa”.

“Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng”. Người cha phàn nàn.
Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ miệt mài vài giờ liền trong phòng mổ. Và ông rời khỏi phòng phẫu thuật trong niềm hạnh phúc: “Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu. Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy hỏi cô ý tá vừa giúp tôi”. Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ tiến thẳng và rời khỏi bệnh viện.

Ngay khi nhìn thấy dáng dấp cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay :

“Loại người gì mà lại cao ngạo đến như thế kia chứ! Thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho tôi biết hiện trạng con trai tôi”.

Cô y tá cúi xuống, tuôn trào nước mắt, trong xúc động, cô chậm rãi trả lời: “Con trai duy nhất của bác ấy mới qua đời hôm qua do một tai nạn. Hôm nay bác ấy đang lo tang sự cho cậu. Thế nhưng vừa nhận được điện báo bác ấy tới ngay để cứu con trai ông. Bây giờ thì bác ấy trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình”.
Đọc tiếp ...