Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

BÓNG BAY CỦA BỐ

Ngó công chúa nhỏ thích thú chơi bóng .Xã  sái quai hàm,xong  quả này ả lại đòi tiếp  quả khác.
Mụ ...nhớ thời thơ ấu .Bố Mụ cho lũ con thật nhiều bóng chơi .Bóng ấy giãn cực tốt, thổi thì dễ , mà cứ...to tướng ra  , ít khi vỡ lắm.Bố Mụ rất chi là sáng kiến  nhá.Ông bóp vụn phấn bảng  nhuộm chúng thôi thì đủ màu , rất  xịn!
Mỗi tội bố cứ dặn đi dặn lại là các con chỉ chơi trong nhà thôi , cấm đứa nào  mang ra đường!
Mụ lắm mồm rắn mặt   nhất đám , cứ  vặn hỏi hoài , bố ơi ,tại sao????
Còn nhớ bố Mụ gắt lên.Có thôi hỏi đi không.Nói  không được là không được.Con với cái!Hư dư gấu..chó ! (? )
Hư á? Mụ thấy ..giận bố..ki bo, có thế cũng không cho chia sẻ với chúng bạn.:-)
Hình như mãi rất lâu sau Mụ  mới hiểu :-))
Đọc tiếp ...

MIẾNG NGON :D

Đọc Bói cười sặc sụa.Cái chuyện Bói  đi mẫu giáo,thích bạn gái quá đi mà chả có gì tặng.Cậu vạch...chim dí tay bạn gái vào bảo : cho đằng ấy miếng chim.Thì ..ở nhà mẹ cậu thích nhất món ấy, tuyền xin cậu đó mà. Thế mà rồi...bị cô giáo  phạt roi.Khổ!Oan ngút ngàn ! :-))  
Lại nhớ cháu Mụ .Ở chung cả mấy gia đình đông. Các bác c ứ tan chợ chiều về là  tha thiết  xin ... cu con  miếng... chim.Cháu yêu rất hào phóng lễ độ lũn cũn đi  mời  từng bác một. Rồi hôm đó nghĩ thế quái nào.Ẻm xộc tới miệng nói  tay với , thì bác cũng  cho cháu đi !May cho bác là cháu kiễng chửa tới.Cả nhà được phen cười nghiêng ngả...
Nhớ cháu ...........
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

PHẢI LẤY NGƯỜI DƯ... BỐ MÌNH:D


Đọc tiếp ...

HIẾP :D (nhảm cuối tuần)

Buồn tình giật tít câu viu :-))
Ăn chơi,  ăn nhậu,ăn mặc rồi ..ăn ngủ ...nghe tuyền dững hợp lí hợp tình.Cơ mà ăn...hiếp thì chã hiễu có phãi  tại Mụ cũng ...dê  dê hay  sao, Mụ ...cứ  thấy rõ là  ...sao sao ấy. Nhạy  nhạy củm củm lắm ý cơ  !
Mụ gẫm  từ " bắt nạt " ngoài Bắc nghe nó...trong sáng hay hay hơn nhiều!

Tiếng Nam dễ thương cơ mà ...cũng...kì cục ,nhể ! :-))
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

GIEN ĐỤT:D

-Nầy,  khai thật ,đằng ấy biết thích... giai từ lên  mấy ?
Ừm,thì ...khoe ,sợ quái gì !(Gã nầy hiểu vợ phết , có giấu cũng khó:-))
 -Rằng thì là mà...Được giai thích năm ..bảy tuổi.Năm tám tuổi...Năm...mười ba tuổi.Rồi...năm...
 -Thích giai  giai thích .Lạc đề rồi.Là đương hỏi ..biết thích giai năm nào cơ mờ?
-Gì thì  cũng phải  ...có đầu có  đuôi chớ!...Thôi được,vào luôn chủ đề chính  nhá.Tớ...thú thật là  biết  ...nghía giai chính thức năm ...mười bốn tuổi:-)
-AK AK.Tớ...chậm hơn  dững ..ba năm cơ ....

Á à. Thôi bỏ cha rồi!Biết  vầy tui chã lấy ông !Thảo nào mà giai con ,giờ ..tồng ngồng  ...hai chục đến nơi vưỡn chửa có mảnh tình vắt vai.
 Ra là Gien.Gien đụt !!! :-))
Đọc tiếp ...

CHÁY NHÀ RA...:D

Mỡ trong chảo cá  bắn cái bốp tưởng mù luôn.Mụ bải hoải la   ối á.Xã xớn xác xếch quần (từ ...ta lét  )chạy lại xuýt xoa  .Mụ...hất tay gã ,dỏng tai . Ô kìa .Giai con  vưỡn  thản nhiên lem lém với con...con..ĩ  ào thế kia  ?! :-)
Điên người Mụ nhào vô .Dậm chân bành bạch miệng the thé .
Sư..sư khỉ nhà anh  ...con nhá! Gớm chửa, chưa chi đã coi ..gái hơn má mầy rồi !!!
Có ..cháy nhà mới ra mặt...mẹt !!!
(Thấy ..trên ..vếc cam   cô giáo ẻm  mày nhướn tận..đỉnh đầu,mắt xanh lè lè  tròn xoe xoe, Mụ... giật nẩy người cười...bẽn lẽn ,hic.Có lẽ cô đã thấy?Mà thấy...chắc ..chắc gì  hiểu ?! Lỡ rồi,lo thì cũng...làm  được cái  đếch gì! :-))
Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

ĐÊM NAY RẰM YẾN TIỆC SÁNG TRÊN TRỜI

Bữa trước tạt  nhà bạn mình ngắm hình  trăng rằm.Thấy...cảm giác cô đơn cùng tận lại  ập về... Chẳng nói lời nào.Tắt máy tính cái bụp.
Hôm rằm ấy xẩm tối mình với xã chạy xe sang làng bên.Đường ngoằn ngoèo tối đen.Trăng vằng vặc treo  .Nhớ cháu  .Nước mắt  tràn xuống má...Xã hỏi em lục gì mãi thế.Lại..quên giấy tờ sao?! Mình ...giả lả ,vầng ,tìm lại  cho chắc ,đây rồi.( khăn giấy ,xã ốm,cả nhà mình ai cũng như ..ốm dở.Mình.. phải cố vui tươi.)
Rồi lúc vừa bước ra bãi đỗ mênh mông .Đập thẳng vào mặt là lồng lộng trăng tròn .Nhìn  thật gần mà   tay  không với  được.....Não nùng!!!Nhớ cháu khủng khiếp ..Phải cháu...cháu ở tận trên ấy không?!Cháu... có đang vui ???
Hai câu thơ  hồi đi học thế nào cứ xoáy mãi trong đầu tự hôm ấy.
"Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở,lòng em cô độc quá!"
..................
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

LINH HỒN NƠI NAO?!

Cô không tin chuyện vong nhập,không tin mấy ông bà ngoại cảm tìm mộ.Xem SAMSARA rồi biết khổ  nhọc lắm lắm mới thành chân tu.Cô không đi chùa.
Cô hay nghĩ khá  tệ kiểu,địa ngục ở đâu khi họ khoan tìm kim cương sâu thăm thẳm chẳng thấy,có chăng là dòng nham thạch sôi sục của núi lửa trào phun.....Rồi,thiên đường nơi đâu khi con người đã lên tận mặt trăng  sao hỏa....
Nhưng,cô có tâm linh từ khi ...mất cháu.Cô  tin linh hồn là có thật ,sau ...bốn giấc mơ cô cháu mình gặp nhau.Những giấc mơ bí ẩn!
Hôm trước cô lại gặp cháu lần thứ bốn.Đã lâu rồi cháu chẳng về thăm cô nữa.Cô những tưởng....
Rồi,cô thấy cháu ngồi giữa đám đông nhốn nháo, cứ đăm đắm nhìn cô ...buồn thê thiết.Cô..khóc tràn trề chẳng nói được lời nào,tựa vai ai đó không rõ  mặt..Choàng tỉnh trong cơn nức nở, lại thấy...tóc ,má  ướt đầm...
Gía mà cháu nói với cô một lời.Tại sao cô không gặp cháu như kiểu mẹ cháu, là thấy cháu hôm  xưa,mơ lại những ngày vui vẻ trước  ...Mà cô luôn...luôn thấy ..."cháu hôm nay" mờ mịt  và đẫm buồn ?!
Có phải ...phải vì bố cứ một mình  ..."ôm" cháu suy sụp không gượng nổi nên...
Hay tại...mẹ cháu mãi vẫn không hiểu  được bài học thương yêu nên...
Cô ..không biết phải làm sao.Cô đau lòng vô cùng.Cô không thể thay đổi được bố mẹ cháu....
Hơn hai trăm ngày đêm  cô nguyện cầu OM MANI,chuyện trò với cháu luôn...Giúp cô thì thấy rõ.Chẳng hiểu có giúp gì được cháu yêu?!!!
Tối nay tuyết đã rơi.
"Mất người già là mất đi quá khứ.Mất người trẻ là mất cả tương lai" .Biết khi nào bố mẹ cháu mới vượt qua nổi đây ?!
Mùa đông năm nay là mùa đông khó khăn nhất đời cô đã từng.
OM MANI PADME HUM OM MANI PADME HUM OM MANI PADME HUM OM MANI PADME HUM.............................................Thanh thản nơi ấy  cháu nhé.Cô...vượt qua được,cô vượt qua được thật rồi đó cháu.............


Đọc tiếp ...

NÓI VỚI CON VỀ CHUYỆN ẤY - CHUYÊN GIA NÓI GÌ ? (ST)

Bà Nguyễn Thị Thương, chuyên gia tư vấn tâm lý đã có vô số những buổi tư vấn trực tiếp cho cả các phụ huynh và những thanh thiếu niên muốn tìm hiểu về tình dục, đưa ra những kinh nghiệm.

- Bố mẹ hãy học càng nhiều càng tốt: Các vấn đề thanh thiếu niên hào hứng lắng nghe là chuyện về tuổi dậy thì, kinh nguyệt, sinh sản, các bệnh lây lan qua đường tình dục, phương pháp tránh thai, có bầu ngoài ý muốn, nạo phá thai, tình dục đồng giới, quan hệ tình dục trước hôn nhân. Bạn càng biết nhiều thì khi nói chuyện với con sẽ càng bớt lúng túng. Xem kỹ sách, báo và băng đĩa phục vụ cho độ tuổi của con.
- Trao đổi với chồng hay bạn bè về kế hoạch sẽ nói gì và nói sao với con. Tập nói ra sẽ giúp bạn cảm giác dễ chịu hơn khi nói chuyện với con.
- Tạo nên một đề tài quen thuộc: Quan niệm giáo dục giới tính như một vấn đề luôn tiếp diễn. Những lần nói chuyện ngắn gọn, thường xuyên và ít người tham gia thì luôn hiệu quả hơn khi nói chuyện nghiêm túc và chỉ xảy ra một lần.
- Lên kế hoạch trước: Đừng đợi con bạn chủ động mang đề tài ra trước; chúng có thể nghĩ bố mẹ không dễ tiếp cận và sẽ không hỏi bạn. Tự bạn lên kế hoạch để nói chuyện với con về tình dục.
- Nhắm tới một cuộc nói chuyện thân mật : Bạn hãy cố gắng hướng cuộc nói chuyện như một sự thảo luận hai chiều, không “lên lớp” với con. Nên chuẩn bị bạn sẽ hỏi con mình những gì và chúng cảm thấy thế nào. Nhắm tới một cuộc nói chuyện sinh động và hào hứng.
KHI GIAO TIẾP QUÁ KHÓ KHĂN:
Đôi lúc, việc đề cập tới tình dục dường như không thể thực hiện được. Bậc phụ huynh có thể quá ngượng ngùng hay con trẻ sẽ lảng tránh không muốn nghe. Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn:
Nhắm và luôn giữ đề tài, không lúc này thì lúc khác và thử nhiều cách mở lời, tiếp cận khác nhau với con.Nói chuyện qua điện thoại đôi khi sẽ dễ dàng hơnTìm hiểu xem những chủ đề nào về giáo dục giới tính con bạn đang học ở trường, vì chúng sẽ thích thú nghe những đề tài mới mà chúng chưa được dạyTìm tài liệu giáo dục giới tính ở từng độ tuổi như sách báo, băng video và đặt chúng trong phòng ngủ của con. Bạn cũng có thể tham khảo thêm từ website.
· Có lẽ con bạn thích nói chuyện về giáo dục giới tính nhưng không phải với bạn. Hãy cân nhắc để chọn lựa người đáng tin cậy như họ hàng, bà con hay bạn thân để thay bạn nói chuyện với con mình.
Đọc tiếp ...

9 ĐIỀU CẦN DẠY CON TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (ST)

Bỏ bảng cửu chương hay tiếng Tây tiếng Tàu xuống, những bài học từ cuộc sống mới là điều mẹ cần dạy con


Là một người mẹ, nghĩa là ta phải luôn biết cân bằng trong mọi thứ. Giữa việc nuôi và việc dạy, không được trọng béo tốt, khinh tập đi. Giữa việc dạy “lễ” và dạy “văn”, cũng không được trọng văn toán, khinh lễ nghĩa. Tôi biết, rất nhiều bà mẹ dạy con tập đọc từ tuổi lên hai, dạy con tiếng anh từ thủa lên ba, dạy con cả bảng cửu chương ngay từ khi bé chưa bước chân vào lớp 1. Mong muốn có con giỏi giang hơn người, điều này không sai. Tuy nhiên, hãy tạm thời bỏ qua chúng một bên, vì theo tôi, những bài học cuộc sống mới là điều ta cần giải quyết ngay bây giờ. Hãy dạy con những điều sau trước khi là quá muộn
1. Người lạ không phải ai cũng tốt
Bài học muôn thủa nhưng không bao giờ là thừa với trẻ con, những cô bé cậu bé mà “ai cho kẹo là yêu”. Trẻ con ở mọi lứa tuổi cần được dạy cách nhận thức được môi trường xung quanh và hiểu rằng người lạ cần phải được tránh.Việc giảng dạy cho trẻ về người lạ nguy hiểm nên bao gồm cảnh báo về những người lạ yêu cầu bé giúp đỡ, xin tiền, nhờ dẫn đường hoặc cho kẹo, bánh. Tôi thưởng thủ thỉ với con “Nếu có ai cho Bi bánh mà mẹ không có ở đấy thì Bi có nhận không?” hay “Nếu Bi bị lạc mẹ mà có người nhờ dắt Bi đi thì Bi có đi cùng không hay đứng yên đợi mẹ?”. Những lúc đấy, con trai tôi luôn trả lời dõng dạc “Con chỉ theo mẹ thôi”.
2. Biết nói “cám ơn” và “xin lỗi”
Hai từ đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với trẻ. Dạy bé biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” không chỉ là dạy con cách cư xử thông thường. Chính từ những phép tắc lịch sự này, trẻ sẽ phát triển thành sự kính trọng đối với người hơn tuổi và sẽ giúp mẹ thiết lập cho bé một thái độ kỹ luật tốt khi lớn lên. Trẻ biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” thường sau này cũng sẽ là những đứa trẻ điềm đạm, biết suy trước nghĩ sau trước mỗi vấn đề, mỗi tình huống trong cuộc sống. Tôi luôn dặn con, phải biết “cám ơn” khi một ai đó giúp đỡ mình, thể hiện sự quan tâm, lòng tốt của họ với mình. Và từ “xin lỗi”, nó không có nghĩa là con có lỗi. Nó có nghĩa là con tôn trọng mỗi quan hệ của con với người đó.
3. Làm việc nhà và trách nhiệm
9 điều PHẢI dạy con trước khi quá muộn
Cha mẹ đừng nghĩ trẻ chỉ cần ăn ngoan, ngủ kỹ, học giỏi đã là đủ là tốt (ảnh minh họa)
Làm việc nhà là một vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ nhỏ mà ngày này, vì quá yêu chiều con cái, các bậc cha mẹ thường hiếm khi để trẻ phải đụng tay vào việc gì. Một đứa bé 5 tuổi chưa biết tự lau nhà, lau bàn ghế, bọn bàn ăn giúp mẹ, gấp quần áo giúp bố…thì không hề là một việc đáng tự hào. Trẻ nhỏ học được nhiều thứ qua những việc nhà vụn vặt như vậy. Làm việc nhà không chỉ giúp bé có thêm kỹ năng sống, tránh thành những chú “gà công nghiệp” mà qua đó, tôi còn dạy được con về trách nhiệm – một thứ vô hình nhưng ai cũng cần phải có.
4. Khi bị bắt nạt phải làm thế nào?
Làm gì có bậc cha mẹ nào không xót xa khi nhìn thấy cô bé, cậu bé đáng yêu của mình trở về nhà với vài vết bầm tím trên tay hay giọt nước mắt còn chưa khô trên má vì bị bạn giật mất đồ chơi, sách vở, bút thước. Bắt nạt bạn bè, dù là trực tiếp (đánh đập, cấu xé..) hay gián tiếp (sỉ nhục, trêu đùa, cô lập)… đều là hành vi không thể chấp nhận được. Tuy nhiên ngày nay, nó lại dường như càng trở nên phổ biến trong lứa tuổi học sinh 9x, 10x. Hành xử thế nào khi con bị bắt nạt là một câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Nhiều phụ huynh khuyên con “tẩn” lại cho bạn một trận, thậm chí họ còn nóng lòng muốn ra mặt giùm con, song theo tôi, cách làm này chưa thực sự hoàn hảo. 
Tôi luôn chú ý tới biểu hiện của con khi đến trường và từ nhà về. Tâm sự với con để giúp con ứng phó, biết cách cư xử với những đứa bạn hay bắt nạt bé sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
5. Sự tự tin
Thế hệ tôi, thế hệ chúng ta đã nhút nhát, đã cúi đầu đủ rồi. Bây giờ, điêu tôi muốn dạy con, chính là sự tự tin. Tôi luôn đưa con đến những lớp học, những khu vui chơi, những nơi có đông người và khuyến khích bé tự tin giao tiếp, tự tin phát biểu suy nghĩ, ý kiến và tự tin vào chính bản thân mình. Một trong những cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin ở trẻ, đó là người mẹ phải cho con thấy được bản thân bé là người có ích, có tài năng và khả năng.
6. Giá trị của đồng tiền
Không bao giờ là quá sớm để dạy con về chuyện tiền bạc – những thứ sẽ tiếp xúc với trẻ ngay từ khi mới 3,4 tuổi. Thay vì để con cầm tiền lì xì, cầm tiền của người lớn cho đi mua bán lung tung và vô tư đòi hỏi suốt ngày. Tôi lên kế hoạch dạy con biết giá trị của đồng tiền bằng cách chỉ cho con tiền tiêu vặt khi bé lao động và tự kiếm ra được nó. Bé cũng cần phải học cách tiết kiệm, cách chi tiêu sao cho hợp lý và biết phân biệt giữa cái mình CẦN và cái mình MUỐN. Ngoài ra, muốn trẻ hiểu rõ giá trị của đồng tiền, không gì thiết thực hơn người lớn phải là tấm gương sáng cho con.
7. Tầm quan trọng của vận động và thể dục thể thao
Trẻ em ngày nay béo phì ngày càng nhiều. Điềm toán thì 10 mà điểm thể dục thì 1. Tôi biết rõ điều đó. Để tránh đi vào “vết xe đổ” của những bậc phụ huynh đi trước, tôi luôn cố ý rủ rê con mình bỏ bàn học, bỏ tivi đứng dậy để ra ngoài trời và tham gia vận động, bất kể chỉ là đi bộ loanh quanh hay tham gia hẳn một lớp học bơi. Vận động cũng sẽ giúp bé cao lớn, thêm tự tin và nhanh nhẹn.
8. Không phán xét sự khác biệt
Phân biệt giàu nghèo, phân biệt giới tính, phân biệt vẻ bề ngoài…đều là những thứ trẻ không bao giờ hiểu lý do vì sao nhưng lại vô tình bị ảnh hưởng bởi những người lớn xấu xí. Tôi luôn dạy con không bao giờ được phán xét người khác chỉ vì họ không giống mình. Một bạn nhỏ ở lớp thích ngồi học hơn chạy nhảy vào giờ ra chơi không phải là người “quái dị”. Một cô bé lớp 1 nhưng 40kg cũng không phải là kẻ “tham ăn” hay đáng xấu hổ. Mỗi người có một cá tính riêng, sở thích riêng và con phải tôn trọng điều đó.
9. Được là chính mình là điều quan trọng
Có thể bé thích ca hát hơn thích học toán, thích làm cầu thù bóng đá hơn là doanh nhân kiếm tiền …đó là sở thích thuần túy tự nhiên của trẻ. Tôi không bao giờ gượng ép con phải sống như những gì bố mẹ mong muốn. Bố mẹ cần dạy trẻ hiểu được rằng sở thích, đam mê của bé chính là năng khiếu, là điều khiến trẻ trở nên đặc biệt, khuyến khích trẻ để bé được hoạt động, được nói lên bản thân và sáng tạo. Nhưng trên hết, điều tôi muốn dạy nhất, đó là truyền cho con lòng can đảm để theo đuổi những lựa chọn của riêng mình.
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

CHƯA BAO GIỜ MẤT ĐI (ST)


Có một lần thi hào Dante đứng gần cây cầu Ponte Vecchio, bắt ngang qua con sông Arno ở thành phố Florence, nước Ý.  Thời gian là vào khoảng trước năm 1300, ông nhìn thấy cô Beatrice đang đứng trên cầu.  Beatrice mặc một chiếc áo màu đỏ nhạt.  Khi ấy Dante tuổi còn rất nhỏ và cô Beatrice lại còn nhỏ hơn nữa.  Thế nhưng Dante đã cảm thấy cô Beatrice như một vị thiên thần, và hình ảnh ấy như đã chứa đựng trọn vẹn hết cả một vũ trụ vô tận đối với ông.

Nhưng Dante không hề tỏ lộ tình cảm của mình với Beatrice, và ông cũng ít khi gặp mặt cô.  Sau đó một thời gian, có một trận bệnh dịch kéo qua thành phố và Beatrice đã qua đời sau một cơn bệnh.  Dante rất đau buồn và cảm thấy như thế giới của mình hoàn toàn bị sụp đổ.  Cô Beatrice đã là một sự kết nối giữa linh hồn ông với lại một thế giới hạnh phúc vĩnh cửu.  Và từ nỗi khổ đau to tát ấy, Dante đã sáng tác thành một thi phẩm vĩ đại để lại cho nền văn học Tây phương có tựa là the Divinde Comedy.
Sáu trăm năm chục năm sau, trong Thế Chiến Thứ II, quân đội Hoa kỳ tấn công đánh đuổi quân đội Đức Quốc Xả dọc theo bán đảo xứ Ý.  Trên đường rút lui, quân đội Đức cho nổ tung và phá hủy hết tất cả những phương tiện nào có thể giúp cho sự tiến quân của quân đội Hoa kỳ.  Trong đó có cả những cây cầu bắt ngang qua dòng sông Arno.
Nhưng không một ai muốn phá hủy cây cầu Ponte Vecchio, nơi mà Beatrice đã từng đứng và mang lại cảm hứng cho tác phẩm bất hủ của Dante.
Và vị chỉ huy của quân đội Đức đã liên lạc bằng truyền tin với quân đội Hoa Kỳ, với một ngôn ngữ đơn sơ, nói rằng họ sẽ không cho nổ tung chiếc cầu Ponte Vecchio, nếu như quân đội Mỹ hứa sẽ không sử dụng nó.  Cả hai bên đã giữ lời hứa.  Cây cầu đã không bị phá hủy, và đã không có một người lính Mỹ hay một loại quân cụ nào băng ngang qua chiếc cầu ấy trong trận đánh khốc liệt cuối cùng đó.
Chúng ta là những người đã mất quá nhiều niềm tin, và bao giờ cũng đòi hỏi phải có những bằng chứng chắc chắn và cụ thể.  Và đây là một sự kiện chắc chắn và cụ thể nhất mà tôi biết để xin được trình bày với bạn.  Cây cầu ấy đã được để yên không chạm đến, trong một trận chiến hết sức tàn bạo vào thời cận đại, bởi vì Beatrice đã có lần đứng ở nơi ấy.
Cầu mong sao cho ánh sáng của tình thương và sự tỉnh giác sẽ luôn chiếu sáng mãi trong cuộc đời này với sự trở về của một trời nắng ấm.
--- oOo ---
Cùng một ước mơ chung
Câu truyện ấy do ông Jack Kornfield kể lại trong một bài pháp thoại, vào một ngày mùa đông.  Chúng ta ai cũng biết trân quý những gì là chân thật, cao thượng, và ưa thích những điều hay đẹp.
Tôi nhớ hình như Trang Tử có nói rằng "Nếu như ta đi tìm những điểm giống nhau, thì trăng và sao tuy cách nhau ngàn vạn dặm mà vẫn rất gần, còn như ta muốn tìm kiếm sự khác biệt thì gan và mật tuy nằm cạnh mà vẫn cách xa nhau hơn trời với đất."  Chúng ta dù có khác biệt nhau cách mấy vẫn có cùng chung một ước mơ là được hạnh phúc, được tiếp xúc với một cái gì cao đẹp, và chính ước mơ ấy đã nối liền tất cả chúng ta lại với nhau.
Khi ta nhìn sâu sắc vào ngay giữa những tình cảnh khổ đau, hoặc bạo động nhất trên cuộc đời, ta cũng sẽ tìm thấy được một điều này: là bất cứ ai cũng muốn được hạnh phúc, được tiếp xúc với một cái gì rộng lớn và cao thượng.
Chúng ta ai cũng thích ngắm nhìn một sáng bình minh trời hồng trên núi cao, một áng mây đỏ tím màu hoàng hôn nơi cuối chân trời biển xa, một vầng trăng sáng trong khu vườn nhỏ, một giọt sương trên ngọn cỏ mỏng manh, một nụ cười bình yên, được nghe một bài nhạc hay, đọc một mẩu truyện nâng cao tâm hồn…  Ta ưa thích những gì hay đẹp và trong sáng tự nhiên.
Cái hay đẹp chưa bao giờ mất đi
Tôi không biết sự kiện về chiếc cầu Vecchio có thật không, nhưng tôi nghĩ chúng ta thích tin vào câu truyện đó.  Chúng ta tin vì tự trong bản chất của mình đã có sẵn những điều hay đẹp ấy.
Cho dù giữa một cuộc sống đầy những bon chen, hơn thua, những điều hay đẹp ấy có thể bị lu mờ vì một cái thấy sai lầm, hoặc bị cái bản ngã nhỏ hẹp làm méo mó đi, nhưng nó vẫn chưa từng bị hao mất đi bao giờ.  Bạn biết vì sao không?  Vì tự bản chất của nó bao giờ cũng vẫn là trong sáng.  Đức Phật dạy, “Này các thầy, tâm của ta là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các ô nhiễm từ ngoài vào.  Khi nào ta làm sạch được những ô nhiễm đó thì tâm ta sẽ tự nhiên trở lại sáng chói như xưa.” (Tăng Chi Bộ, I 5.)
Mà thật ra tôi nghĩ muốn "làm sạch đi những ô nhiễm" ấy, chúng ta đâu cần phải tìm kiếm, tập luyện hay thu đạt gì thêm nữa phải không bạn?  Dầu cho đó có là sự tĩnh lặng, hạnh phúc hay bình an.  Vì hầu hết những sự tạo tác hay thành đạt nào của ta, cũng đều phần lớn được phát khởi từ một cái Tôi nhỏ hẹp, và dễ làm sinh thêm những khổ đau không cần thiết.
Nếu như ta biết nhìn thấy được những ô nhiễm ấy để buông bỏ thôi, và nó sẽ được tự nhiên trở lại sáng chói như xưa.  Điều quan trọng là phải thành thật với chính mình và biết thật sự có mặt với những gì đang xảy ra.  Thái độ ấy sẽ giúp ta tự điều chỉnh lại cho cái thấy của mình được trong sáng hơn thêm.
Tình thương là một hạnh phúc tự nhiên
Đức Phật dạy, những năng lượng của phiền não có thể tạm thời chế ngự những năng lực thiện lành, như là từ bi và trí tuệ, nhưng sẽ không bao giờ tiêu diệt được chúng.  Những năng lực bất thiện không bao giờ có thể bứng nhổ được những gì thiện lành trong ta, nhưng ngược lại, những năng lực thiện sẽ có khả năng nhổ được tận gốc rễ những năng lực bất thiện.  Và tình thương có thể chuyển hóa được những sợ hãi, hờn giận hoặc phiền não, vì nó là một năng lực to lớn hơn.
Tâm từ là một nguồn năng lượng có khả năng chữa lành hết những thương tích trong ta và trong cuộc đời.  Với một tình thương rộng lớn cuộc sống này sẽ trở nên nguyên vẹn hơn, nó giúp ta phá vỡ được những ý niệm sai lầm đã tạo nên sự ngăn chia mình với kẻ khác.
Cuối tuần qua tôi có đi xem phim Les Miserables.  Ngày xưa lúc còn ở Trung học, tôi đọc quyển truyện này rất mê thích, đến trang cuối khi Jean Valjean nhắc lại những kỷ niệm của mình với cô con gái nuôi Cosette, thật xúc động.  Tôi nghĩ đôi khi những hoàn cảnh khốn cùng, khổ đau trong cuộc đời, lại càng làm hiển lộ rõ hơn thêm được những sự thiện lành trong chúng ta.  Mà cái gì trong sáng và thiện lành thì sẽ mãi lan xa…
Cầu mong cho ánh sáng của tình thương và sự tỉnh giác sẽ luôn chiếu sáng mãi trong cuộc đời này, và giữa những ngày mưa lạnh ta biết vẫn có trời nắng ấm.
Nguyễn Duy Nhiên

Đọc tiếp ...

Bút ký LANG THANG NHƯ GIÓ - BS LÊ ĐÌNH PHƯƠNG



938fdafc-2573-4837-b19c-d73f78e2d9e3.jpg




  

Là bác sĩ y khoa Đại học Y Dược, thạc sĩ khoa học chuyên khoa nội, từng công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, là bác sĩ điều trị và nghiên cứu bệnh nhiệt đới lâm sàng trong khuôn khổ các chương trình tài trợ bởi Tổ chức y tế thế giới hợp tác giữ Bệnh viện Chợ Rẫy với Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) và Đại học Amsterdam - Hà Lan (1987 – 1999), cố vấn dinh dưỡng của Unilever Bestfoods Việt Nam (2002), từ năm 2003 đến nay là bác sĩ điều trị cao cấp Khoa Tổng quát, Bệnh viện FV TPHCM, bác sĩ Lê Đình Phương được xem như một “bác sĩ viết văn” với tác phẩm đầu tay Người bệnh cuối ngày được đông đảo bạn đọc đón nhận.

Cũng như người anh em của nó, Lang thang như gió sẽ là những ghi chép tản mạn trong cuộc sống thường nhật cùa một thầy thuốc Việt Nam, Vui có, buồn có, tĩnh tại có, xê dịch có…

Có những ghi chép y học như: Người bệnh cuối ngày, Quà Tết, Trinh tiết dưới nhãn quan y học, Cát bụi đi về! Một nền y khoa đổ vỡ, Đi khám bệnh sao cho vui vẻ! v.v…

Có những ghi chép là bút kỳ du lịch, ghi lại trên những chặng đường đất nước như: “Đi cho thấy quê hương”, Các giá trị Huế nay ở đâu! Về miền Tây, Một nước Áo không ngủ quên, Utah và tình yêu Mẹ Thiên Nhiên, Milan ngập nắng, Tâm thức Việt trên đất Mỹ v.v…

Lại có các tùy bút âm nhạc bằng sự cảm thụ sâu sắc và dịu dàng với “Paris, âm nhạc và Chopin, Paul Mauriat và âm nhạc màu mây trời, Vì sao nhạc “sến” vẫn còn? Chopin, khuôn mặt tình yêu bất tuyệt”

Và các tùy bút khác bất chợt dâng trào cảm xúc khi sự sống hàng ngày diễn ra: Hoa và cái hôn của vợ người ngư dân, Tôn vinh thực học, Cháo lòng hay “định mức khuây khỏa” kiểu Sài thành, Nhân cơn sốt bất động sản nghĩ về từ “nhà”, Chuyện từ thiện… và còn nhiều, nhiều những cảm xúc như thế nữa được thể hiện trong tập sách này.

Tập bút ký được “phụ đề” thêm bằng một số tấm ảnh cùa chính tác giả chụp trên chặng đường rong ruổi của mình, mà như ông đã tâm sự: “La dolce vita, cuộc đời tuyệt đẹp! Nhưng đời thì ngắn ngủi và trôi qua như giấc mộng. Càng thấy hiếu điều này, tôi tìm đến nhiếp ảnh như một cách thức chụp bắt lại thời khắc tôi còn được sống, được đi và được … chụp ảnh”..”Đó là một phần ký ức vô ngôn nhưng hữu hình của tôi, người thích tự do và lang thang như gió”

Với chất giọng hiền lành, êm đềm và nhẹ nhàng, như chính nhạc sĩ Quốc Bảo đã nhận xét “người hiền viết văn hiền. bạn tôi là người hiền”, bác sĩ Lê Đình Phương đã dẫn dắt người đọc qua từng trang giấy, từng cung bậc cảm xúc và cũng nhiều day dứt.
Đọc tiếp ...

7 dấu hiệu nhận biết một người bạn tốt (st)

Nếu bạn phạm sai lầm nào đó, bạn thân sẽ nói ngay với bạn. Họ sẽ không bao giờ khuyến khích bạn làm điều gì có hại cho bạn. 
Có nhiều cách để phân biệt những ai thực sự là “bạn” hay chỉ “bè” trong mối tương quan hàng ngày của chúng ta. Mặc dù vây, thỉnh thoảng bạn có thể mắc sai lầm khi chắc mẩm rằng bạn thân thiết với ai đó, nhưng chỉ một thời gian là đường ai nấy đi. Thật không may mắn khi mất đi một người mà bạn tưởng chừng sẽ gắn bó lâu dài.
Do đó, để tránh những nhầm lẫn không đáng có, hãy lướt sơ những dấu hiệu được các chuyên gia tâm lý đúc kết trên trang Lifestyle sau đây để nhận biết một người có thể làm bạn thân với ta được:
1. Sẵn sàng tha thứ sau những bất hòa
Tình bạn không phải luôn luôn "thuyền yên biển lặng". Chắc chắn sẽ có những lần hai bạn tranh cãi, nhưng một trong những cách nhận biết bạn thân đó chính là tình bạn sẽ vượt qua tất cả. Các bạn không nói chuyện với nhau trong vài ngày không có nghĩa là hai người sẽ không nhìn mặt nhau cả đời. Xung đột là một phần của cuộc sống cũng như có thể góp phần khiến tình bạn của hai cá thể trở nên bền chặt. Chỉ cần không giữ khư khư để bụng những bất hòa để rồi quên đi người bạn đích thực thì hai bạn sẽ giữ được tình bạn thân thiết mãi.
7 dấu hiệu nhận biết một người bạn tốt
Ảnh minh họa: Lifestyle.
2. Không ngại la hét với bạn
Nếu bạn phạm sai lầm nào đó, bạn thân sẽ góp ý ngay. Họ sẽ không bao giờ khuyến khích bạn làm điều gì có hại cho bản thân. Họ sẽ cùng bạn trải nghiệm và để bạn phạm lỗi. Nhưng nếu bạn vượt khỏi giới hạn, họ sẽ là người ngăn chặn đầu tiên. Bạn có thể nổi khùng với họ trong chốc lát nhưng chắc chắn bạn hiểu họ mong điều tốt nhất cho bạn. Một người bạn tốt sẽ mạo hiểm chọc giận bạn chỉ cốt giữ an toàn cho bạn.
3. Nhẹ nhàng trêu chọc bạn
Nếu có ai đó làm bạn bật cười trong lúc bạn buồn, bạn biết họ là người bạn cần. Chỉ khi bạn cảm thấy thoải mái với ai đó, bạn mới có thể đùa bỡn và chọc ghẹo họ. Chỉ cần không đùa giỡn đến mức vô tình làm bạn tổn thương. Thay vào đó, họ khiến mọi thứ nhẹ nhàng và luôn giữ nụ cười. Có khi một người bạn thân đích thực có thể làm bạn cười chỉ với một cái liếc mắt.
4. Thấu hiểu và gắn kết
Bạn có bao giờ gặp một người nào mà bạn chỉ cần nhìn thoáng qua, hai bạn có thể hiểu tất cả ngay khi vừa gặp nhau. Tình cảm gắn bó không liên quan đến việcbao nhiêu lần hai bạn gặp nhau, mà những người bạn thân có thể sống cách xa nhau hàng dặm mà vẫn hiểu nhau, càng thấu hiểu thì tình bạn càng thân thiết. Trong tình bạn chân thành, khoảng cách không quan trọng, họ chỉ cần có những khoảng thời giời gian vui vẻ với nhau là được.
5. Những lời khuyên sẵn có
Mọi người đều cần giúp đỡ ngay và kịp thời trong tình huống khẩn cấp nào đó. Nếu bạn vướng bận điều gì trong cuộc sống, có một cách làm bạn dễ chịu là tìm những lời khuyên của người bạn thân. Họ sẽ nói những gì họ nghĩ nhưng chắc chắn sẽ không phán xét. Bạn thân là người luôn ở có mặt ở đó chờ bạn tìm đến, cho dù bạn có gặp chuyện gì đi nữa.
6. Sự im lặng ngọt ngào
Có thể ngồi với nhau trong im lặng một cách dễ chịu là một điều rất quan trọng. Tám chuyện và cười đùa cũng tuyệt đấy, song không có gì sai nếu hai bạn tận hưởng yên bình và thinh lặng. Bạn không cần cố gắng huyên thuyên nói chuyện để lấp đầy từng khoảnh khắc bên nhau vì hai người bạn thân luôn cảm thấy dễ chịu khi ở bên nhau. 
7. Chia sẻ mọi thứ
Bạn thân đích thực là người mà bạn có thể thoải mái chia sẻ bất cứ chuyện gì, không có giới hạn hay kiêng kỵ. Bạn có thể phàn nàn về gia đình cũng như nói những chuyện trên trời dưới đất về người khiến bạn "say nắng". Bạn cũng có thể sẵn lòng lắng nghe tất cả, kể cả những chuyện mình không hề quan tâm. Bởi vì hai bạn thân thiết và tôn trọng nhau đủ để dành một sự chú ý đặc biệt cho nhau.
"Bạn thân khó kiếm nhưng xứng đáng để bạn bỏ công sức đi tìm. Bạn mất bao nhiêu lâu để tìm ra người bạn của đời mình? Hai bạn thường làm gì cùng nhau trong những buổi chơi bời phè phỡn tuổi trẻ trâu?", đó là những câu hỏi bạn nên đặt ra khi bắt đầu nghĩ về việc kết thân với một người bạn nào đó. 


Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

“Có một phố vừa đi qua phố” – những thanh niên “láo lếu” của Đinh Vũ Hoàng Nguyên (ST)


Tự họa của Đinh Vũ Hoàng Nguyên

Đinh Vũ Hoàng Nguyên
mất cách đây một năm rưỡi (tháng 3. 2012). Qua ngày giỗ đầu đã lâu, cuối cùng những người ái mộ anh đã có thể lưu một cuốn sách của anh trên giá sách – “Có một phố vừa đi qua phố” – kỷ niệm của cái người hồi đó đã làm họ vui mỗi ngày bằng những entry ngắn, status hóm hỉnh. Nhưng giờ xem bức ảnh chụp ở cuối sách, khi anh cười với con bên giường bệnh, chắc hẳn những ai được anh làm cho cười ngày trước, nay sẽ không cầm được nước mắt.

Đinh Vũ Hoàng nguyên từng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Anh nổi tiếng với viết dù chưa bao giờ có tác phẩm nào xuất bản “chính thống”. Tên của anh trên mạng là Lão Thầy Bói Già (có lẽ vì  do mắt anh chuyển kém, cũng vì thế nên ít vẽ). Facebook của anh có nick Đinh Vũ Hoàng Nguyên – nay vẫn còn, bạn có thể ghé thăm.
Sách “Có một phố vừa đi qua phố” là tập hợp thơ và văn, các đoạn viết ngắn của Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Sách khoảng 240 trang, do Nhã Nam liên kết với NXB Hội Nhà Văn ấn hành.
Mời các bạn đọc một số mẩu truyện trong sách này. Ai nghiêm túc chớ có cau mày: đây là chuyện của các thanh niên-họa sĩ. Mà xét cho cùng, tuổi thanh niên sôi nổi nào chẳng có yếu tố “láo lếu” đi cùng, trừ phi lâu quá, bạn đã quên…


.
Nhặt từ mồm Châu Điên
1
Ngày 15.3.2008. Châu Điên nói:
A lô…! A lô… ông có bị cao huyết áp không?… À, thế có bị tim không?… Ông bình tĩnh nhé, phải thật bình tĩnh vì tôi gọi điện thông báo với ông một tin cực kỳ đau thương và buồn thảm, đó là ngày mai vợ nó lấy tôi!… Bĩ lắm, nhưng không trốn được!… Tại bố nó nói, ba năm nay anh bảo là tìm hiểu, thế nhưng anh cứ tìm mãi, liệu bao giờ anh mới chịu hiểu!… Ừ nhé, ông phải lên đấy, lên cho nó vợi màu u ám. Địa điểm là nhà thuyền Hồ Tây, năm giờ chiều… Mà gặp được thằng nào thì cứ thông báo hộ luôn. Tôi lú rồi! Mấy hôm nay bạc mẹ nó hết lông đầu!… Càng đông càng tốt! Trong giờ phút đau thương này sự có mặt của các ông sẽ làm tôi có thêm ý chí để đương đầu với nó!…

Ngày 16.3.2008. Châu Điên nói:
Á à! Bọn chó này, chúng mày vào đây… Giới thiệu với chúng mày, đây là vợ tao hay còn gọi cô dâu… Đau thương lắm, nhưng đừng mếu máo thế, kẻo tao khóc theo!… Sư bố lũ chó! Hóa ra là chúng mày khóc thương vợ ông à!!!… Mà đã thế thì chúng mày khóc to lên cho vui! Mà này, phong bì đâu? Đưa ông soi thử xem có lõi không!… Vợ cứ kệ anh, với bọn này phải thế, vì ngày xưa anh với chúng nó lắm thù!… Thôi, đủ rồi, phờ ri sít nhé, ông đi thu tô tiếp đây!!!

Ngày 17.3.2008. Châu Điên nói:
… Kệ mẹ vợ! Zhô đi!… Bé ơi, cho thêm chín bia nữa!… Mà tại sao chúng mày cứ phải quan trọng chuyện lại mặt bố mẹ vợ nhỉ! Mình lấy về rồi, không lại mặt thì nhà bên đấy dám đòi con gái chắc… Mà đòi thì giả, xem dám nhận không… Này, cuối tuần có chương trình gì thì gọi nhé!… À, đi xa thế à?… Thế thì tao phải cà khịa vợ từ hôm nay… Mà tao dặn, nếu định đi đâu dài ngày thì nhớ thông báo tao sơm sớm, để về nhà tao làm cái mâu thuẫn, mình cứ lầm lì mấy hôm, vợ không chịu được nó chửi. Thế là có cớ biến. Chứ mà báo sát giờ, lại phải vào đá nó mấy cái cũng tội. Với đàn bà thủ đoạn phải cao!… Ấy, im, chúng mày im! Thằng chó này, bảo im cơ mà… A lô, em à… Anh đang về, nhưng đường tắc quá… Đâu! Đâu! Ơ kìa! Hạ hỏa hạ hỏa, anh về đây, về ngay!… Thôi thôi, tao lượn đây. Bỏ mẹ, nó vừa mát mẻ: thôi để em về bố mẹ một mình!

2
Châu Điên kể:
Hồi đấy tao hai mươi ba tuổi, tao đi dự đám cưới thằng bạn. Lúc vào mâm tao ngồi ăn cạnh một em, tao hỏi: “Em bao nhiêu tuổi?”, em trả lời: “Em ba mươi mốt tuổi”, tao nói: “Em hơn anh tám tuổi!” Em ngước sang nhìn thấy tao tóc buộc đuôi ngựa, mặt già và nhàu, em bảo: “Anh mà kém em tám tuổi, cái đồ điêu thế!”

Lúc ăn, cứ tao gắp một miếng cho em thì em lại gắp một miếng cho tao. Em hỏi tao làm gì, tao bảo tao làm nghệ thuật. Rồi tao kể nghệ thuật gian nan lắm, nghệ sĩ là phải hết mình, phải dấn thân, phải đến với cái đẹp bằng tâm hồn trinh trắng… Em nghe, đớp từng lời, em xuýt xoa: “Anh tài thế!” Tao… sướng quá, vỗ bộp vào đùi em, bảo: “Anh nói chuyện nghệ thuật với bao nhiêu đứa, toàn đứa ngu, có mỗi em là hiểu”, rồi bóp đùi em. Em mặt đỏ cực kỳ e lệ, để yên cho tao bóp đùi.
Hôm sau tao rủ em đi chơi, em thỏ thẻ: “Hay hôm nào anh vẽ cho em bức chân dung nhé?”, tao bảo: “Vẽ tranh chân dung khó lắm, vì không phải chỉ vẽ cho giống mà phải truyền được vào tranh cái hồn.”, em hỏi: “Làm sao mới truyền được vào tranh cái hồn?”, tao bảo: “Thì người nghệ sĩ phải nghiên cứu sâu mẫu!”, em hỏi: “Làm thế nào để nghiên cứu sâu mẫu?”, tao bảo: “Phải ngủ với nhau nhiều!”, em lè lưỡi: “Eo, nghệ thuật tởm!”
Thế rồi liền một tuần, ngày nào em cũng qua nhà để tao nghiên cứu nghệ thuật. Chủ nhật em hỏi: “Bây giờ anh vẽ được chân dung em chưa?”, tao tay run, chân run, bảo: “Em ơi, anh sắp kiệt sức vì nghệ thuật!”
Sang tuần, tao với em đi thăm bố em nằm viện. Bố em thỉnh thoảng liếc trộm tao. Tao ra ngoài thì nghe bố em hỏi em: “Sao yêu cái thằng như oắt con?”, em bảo: “Tại anh ý là nghệ sĩ, nên trẻ lâu!”
Lúc ra cổng viện lấy xe máy, tao phát hiện bị mất vé xe, phải trình chứng minh thư để lấy xe. Em ngó chứng minh thư tao, em hỏi:
“Thế anh kém em tám tuổi thật à?” Từ đó trở đi, em im thin thít.
Tao chở em về nhà em, xuống xe, em nhìn tao lâu, như vĩnh biệt, rồi em véo sườn tao, em bảo: “Kém người ta tám tuổi mà đòi… cái đồ điêu thế!”
Chúng mày ạ, suy ra đàn bà chỉ thích tin cái mà đàn bà muốn tin, chứ mình có nói thật mười mươi mà đàn bà đéo muốn tin thì mình vẫn cứ thành điêu tất. Làm người lương thiện với đàn bà khó lắm!


Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Ảnh: Trần Thị Thanh Loan (chụp nhân ngày cưới cho bạn)



Điện thoại toilet
Kều học Mỹ thuật Công nghiệp cùng mình. Hai thằng thân nhau. Kều lúc mua nhà ở riêng đánh hẳn cho mình một cái chìa khóa.
Hôm tân gia, Kều được tặng mấy chiếc điện thoại bàn (thời ấy điện thoại di động gần như chưa ai dùng). Thừa điện thoại, lại rỗi việc, Kều liền tách đường dây mắc song song mỗi góc trong nhà một máy, trong toilet cũng treo một máy, cạnh bệ xổm. Kều bảo: “Thời nay hiện đại, công nghệ viễn thông phát triển vào mọi ngóc ngách đời sống, mình phải cập nhật. Vả lại mình là người quan trọng, mắc điện thoại ở đây để có đang mót cũng vẫn tiếp được dân.”
Rồi Kều hỏi mình: “Thế nhà bạn Nguyên có điện thoại trong toilet không?”
Hồi trước có lần mình đang ngồi đại tiện, Kều mở he hé cửa đưa cho mình cái thìa, rồi đi. Cái thìa vốn là để xúc ăn, mình đang ngồi trong hố xí mà nó nhét cho mình cái thìa là ý bảo mình điều gì, mình biết! Bình thường mình và nó nói chuyện với nhau như chó sủa, giờ nó đột nhiên đổi giọng, gọi mình rất ngọt ngào “bạn Nguyên”, tức là đang mỉa sự lạc hậu nhà quê của mình khi không có công nghệ viễn thông trong nhà xí, mình biết!
Kều giận nhau với người yêu hai tuần. Hôm ấy mình xuống nhà Kều chơi, vì có chìa khóa, nên mình chẳng gọi cửa mà cứ thế ung dung mở khóa vào nhà. Kều đang ở nhà trên say sưa buôn điện thoại. Mình đến Kều cũng không biết. Nghe loáng thoáng dăm câu, biết nó đang nói chuyện với người yêu.
Mình lẻn xuống toilet, nhấc điện thoại ngồi nghe.
Chị và chàng bặt mặt lâu. Hôm nay chàng gọi điện chủ động làm lành. Qua câu chuyện, thấy cục giận của chị nàng đã nguội, giọng chuyển dần từ kim sang thổ, thỉnh thoảng lại điểm đôi câu “ứ”.
Buồn tình, mình thọc ngón tay vào nách, gí sát ống nói, rồi ép “ẹp pẹp…”, hệt tiếng xả xú khí đại tiện.
Kều đang nói, chợt khựng.
Đầu dây bên kia cũng đột ngột lặng ngắt.
Thời gian đông lại, một lát, rồi giọng chị nàng nhẹ và nhạt, nói: “Nếu có lần nào gọi điện cho em, mong anh chọn thời điểm khác!”


Ảnh: Trần Thị Thanh Loan



Có cái đéo gì mà phải xấu hổ!
Hồi mình chuẩn bị thi đại học (trường Mỹ thuật Công nghiệp) thì Kều đang bộ đội, đóng quân Sơn Tây. Kều hơn mình một tuổi, nó xuống Hà Nội luyện thi thì gặp mình, rồi thân. Ông anh họ của Kều có một căn hộ bé xíu khoảng 9m2, không dùng, mới cho Kều về ở. Mình nhà ở Hà Nội, nhưng hay đến chỗ Kều vẽ và ngủ, cho tự do.
Trong số môn thi để vào Mỹ thuật Công nghiệp ngày ấy ngoài hai môn vẽ: hình họa, trang trí, còn phải thi hai môn văn hóa nữa là toán và văn. Thí sinh thi vào trường này có truyền thống học văn hóa dốt, thành ra thằng nào điểm văn hóa cao là cơ hội đỗ tăng vọt.
Kều hỏi mình:
- Trình độ văn hóa mày thế nào?
- Văn thì còn bịa được chút ít, chứ toán thì ngu như lợn! rồi hỏi lại Kều, mày thì sao?
Kều thụt thụt cái mồm kêu “ụt ịt ụt ịt…” thay cho câu trả lời.
Gần ngày thi Kều bàn:
- Tao với mày ngồi khác buồng, nên hôm nào vào phòng thi hai thằng phải căn đồng hồ, làm sao cứ 9h30 thì cùng xin đi đái, gặp nhau ở buồng đái, tao làm được gì tao bày cho mày, mày làm được gì mày bày cho tao.
Mình phân vân:
- Hai thằng ngu ngang ngửa như nhau thì biết gì mà bày?
- Cái thằng này! Tức là tao quay được gì thì tao đưa mày, mày quay được gì thì mày đưa tao.
Mình có nghe kinh nghiệm của mấy khóa trước đi thi về tuyên truyền lại, liền kể:
- Luật bất thành văn ở trường này là vào thi nếu giám thị bắt được thí sinh quay bài sẽ thu tài liệu, nhưng không đánh dấu bài, vẫn cho thi tiếp. Thế là đã có châm chước vì đây là trường năng khiếu, môn văn hóa không đánh giá cao. Trường mình vào kỳ thi toàn mượn giáo viên mấy trường cấp ba về trông, mắt lửa ngươi vàng, kinh nghiệm đầy mình, thằng nào quay cũng bị giám thị dính đít hết. Mà như cái loại tao với mày, tài liệu đã bị thu thì cũng coi như toi, ngồi thi tiếp làm gì!
Vài hôm sau gặp mình, mặt Kều tươi tỉnh, Kều bảo:
- Hôm thi văn hóa tao có cách rồi.
- …?
- Hôm ấy tao sẽ mặc quân phục, thấy mình là bộ đội, tình quân dân cá nước, thể nào giám thị cũng thương…
- Xoay thêm một bộ nữa cho tao. Tao cũng làm bộ đội! Thông minh quá đồ ngu ơi!
Năm ấy trường Mỹ thuật Công nghiệp thuê địa điểm thi ở một trường cấp ba, lúc thi hai môn văn hóa, cũng như mọi năm, giáo viên trường cấp ba này đảm nhận luôn việc trông thi.
Mấy hôm trước Kều về đơn vị mang xuống hai bộ quân phục, một bộ sẵn của nó, một bộ nó mượn cho mình, có gắn cả quân hàm quân hiệu. Mình với Kều xanh rì – đỏ chót xuất hiện ở địa điểm thi, cả trường nhìn.
Vào phòng thi chỗ mình ngồi cuối lớp. Quyển Đáp án bộ đề thi đại học dày cộp mình giắt thắt lưng. Giám thị là hai cô giáo. Thấy mình mặc quân phục, một cô hỏi:
- Cậu là bộ đội à?
- Thưa cô, vâng!
- Phòng bên kia cũng có một cậu bộ đội, thế có biết nhau không?
- Dạ, bạn ấy ở đơn vị cùng em, đơn vị cử hai đứa đi thi, học xong trở về phục vụ quân đội.
Mình cố thêm cái ý “trở về phục vụ quân đội” là để tăng thiện cảm của cô. Chiêu này có vẻ thành công, cô giám thị ân cần:
- Thế đi thi thế này cậu có ôn được nhiều không?
- Thưa cô, thời gian bọn em cũng hạn chế vì vẫn còn nhiệm vụ của quân đội. Bọn em có vất vả hơn ở mấy môn văn hóa. Nhưng… nhưng được đi thi thế này là đơn vị đã tạo điều kiện cho bọn em nhiều lắm đấy ạ!
Cô giám thị nhìn xuống bụng mình. Mình cũng liếc xuống bụng mình, gáy quyển Đáp án bộ đề thi đại học kẹp trong bụng trồi qua khe áo. Cô không nói gì.
Hôm ấy ở phòng mình rất nhiều đứa quay bài. Đống phao của bọn này có cái làm rất kỳ công, thành những băng giấy bé bằng nửa cuộn phim kẹp gọn giữa hai ngón tay, chữ trên đó li ti như đít muỗi. Thế mà hai cô giám thị cực tinh, bắt không sót trường hợp nào.
Riêng mình đặt cả quyển Đáp án bộ đề thi đại học dày cồm cộp trên lòng, xé các trang cần chép, xong ngồi lên, vừa rề rề tay ở khe háng vừa ghi (năm ấy đề thi toán trường mình toàn rút từ cuốn này). Có lần đi ngang mình cô giám thị nói bâng quơ:
- Hình như sắp đến giờ giám thị hành lang đi kiểm tra.
Mình biết lắm cái bâng quơ ấy cô dành cho ai.
Lúc chạy xuống nhà vệ sinh gặp Kều, mình hỏi:
- Thế nào, thoát không?
- Phải hỏi thắng không chứ không phải thoát không!
Năm ấy mình và Kều cùng “thắng”, có học bổng. Điểm văn hóa mình hơn Kều nửa điểm.
Mình bảo:
- Thì ra về học vấn tao vẫn uyên thâm hơn!
Kều bảo:
- Thì ra viết chính tả cũng được coi là học vấn.
Hai mươi năm sau mình lấy vợ. Bộ Đại học cũng đã tỏ ra sáng suốt hơn khi không còn bắt học sinh thi vào Mỹ thuật Công nghiệp phải thi môn toán. Mình và Kều hàng tuần vẫn gặp nhau uống bia, thỉnh thoảng ôn chuyện xưa vẫn nói: “Hồi đó bọn mình vào được đại học là nhờ thông minh hơn người.”
Vợ mình vốn từ bé đã là dân trường chuyên lớp chọn, thị sang Đức học, rồi sang Mỹ làm tiến sĩ về công nghệ môi trường ở trường Michigan – cái trường này vốn có tiếng tăm, nằm trong top 10 đại học của Mỹ.
Một lần mình với vợ xem vô tuyến, thấy phóng sự nói về tình trạng quay cóp của học sinh sinh viên trong các kỳ thi, vợ mình nói:
- Anh có tin không, từ bé đến lớn em chưa bao giờ biết quay cóp.
- Ừ, thì tin!
- Ừ… thì… tin, vợ mình đây, sao miễn cưỡng thế?
Một lát thị lại tiếp:
- Mà sao người ta lại có thể hồn nhiên quay cóp thế được nhỉ? Tại sao người ta không thấy xấu hổ nhỉ?
Mình vốn nổi tiếng sợ vợ, thế mà lúc ấy bỗng nhiên máu trên mặt bốc pừng pừng, mình trợn mắt, băm bổ:
- Có cái đéo gì mà phải xấu hổ! Có cái đéo gì mà phải xấu hổ…! Hử? Hử? Hử?…
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Bình tĩnh trước những khen chê của cuộc đời (st)

Khen và chê là hai phạm trù thuộc cảm xúc tương phản, luôn luôn làm dao động nội tâm chúng ta, kích thích sự hưng phấn hay ức chế, đem lại sự an lạc hay phiền não, có lợi hay bất lợi, là tuỳ thuộc cả hai đối tượng “trao và nhận”. Hãy coi lời khen ngợi và chỉ trích là như nhau. Học theo hạnh của đất...


Kiêu căng thì mất phước


Đã là con người không ai muốn mình là trò hề, là con rối trong mắt người khác. Một lời chỉ trích không có gì để lên án, nếu nó được góp ý với thái độ chân thành và không gian phù hợp. Nhưng vì cái tôi, cái ngã của chúng ta quá lớn nên khó chấp nhận lời góp ý từ người xung quanh. Nếu được khen hẳn nhiên chúng ta sẽ đón nhận với thái độ vui mừng, hớn hở, sung sướng tuy nhiên không phải lời khen nào cũng đúng và đáng để hãnh diện nếu nó không kèm theo một hành động cụ thể tương thích.
Tâm lý chung của con người là thích được khen hơn là chê, vì nghe những lời khen dễ hơn, lọt tai hơn, cảm xúc thăng hoa hơn, v. v… nhưng sống ở cõi Ta bà này, làm sao ta có thể luôn luôn đúng, vì thế nó phải có đúng có sai, có công bằng và thiếu công bằng, có ưu thì phải có khuyết, có khen ắt phải có chê.
Nhưng chê thế nào, cách chê người khác ra sao đó là một điều khó. Khen chê cũng là một nghệ thuật. Người chê được ví von như một nghệ sĩ biểu diễn trong bóng đêm nhưng bắt buộc phải truyền tải được cái hồn cho khán giả, như vậy có nghĩa là gì? Người chê phải có một trải nghiệm sâu sắc, kiến thức uyên thâm, giao tiếp tốt, hiểu lòng người, đặc biệt phải có cái tâm “thẳng” không cong quẹo. Có như vậy thì mới chê đúng, khen đúng đối tượng. Còn người bị phê phán giống như một người thợ mới vào nghề, làm thế nào để chứng tỏ khả năng, năng lực làm việc, bản lĩnh trong mọi tình huống, để đón nhận tất cả những gì đang diễn ra bên ngoài với vô vàn những điều không như ý muốn.
Chúng ta cùng nhau quay lại thời Đức Phật còn tại thế. Một hôm, Đức Phật và chúng Tỳ kheo đi trên con đường giữa Ratãgahã và Nalandã. Ði sau là tu sĩ ngoại đạo Suppiyo và một đệ tử là Brahmadatta. Suppiyo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Trái lại, thanh niên Brahmadatta dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng.
Khi đêm vừa tàn, chúng Tỳ kheo đem sự việc trên bàn luận với nhau. Ðức Phật đi đến, sau khi biết tự sự Ngài dạy rằng:
“Này các Tỳ kheo, nếu có người hủy báng ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, các ngươi chớ vì vậy sinh lòng căm phẩn, tức tối, tâm sinh phiền muộn…”
“Này các Tỳ kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp, tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, khoái trá, tâm không nên thích thú…”
Tại sao Đức Phật lại dạy chúng Tỳ kheo như thế, vì Ngài cho rằng khi bị chê trách thì tức giận, buồn phiền, khi được khen ngợi thì vui sướng tột độ, như vậy đều có hại, và không biết chính xác được lời nói của những kẻ ấy đúng hay sai sự thật.
Theo phản xạ tự nhiên của con người, nếu như bị tấn công thì phải chống trả bằng mọi cách, coi đó là kẻ thù không đội trời chung. Có như vậy mới chứng tỏ được bản lĩnh của mình, không yếu thế, không hèn mọn, không nhu nhược và ngu dốt. Cái tâm háo thắng nó sinh ra suy nghĩ ấy.
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật có dạy: “Khi bị kẻ xấu quấy phá, nhục mạ hãy cố nín lặng như người đem lễ vật biếu người khác, họ không nhận, thì lễ vật ấy được trả lại. Cũng như người ngửa mặt nhổ bọt lên trời, bọt chẳng tới trời, trái lại rơi vào mặt mình…”.
Học cách nín lặng không có nghĩa là ta đánh mất “mình”, sợ người khác đánh giá mình non kém, mà nín thinh để trả lại món quà cho người đang phỉ báng ta. Sự háo thắng nó được thể hiện rất rõ khi ta tìm mọi cách để trả thù cho những gì được gọi là “nợ”. Đó là cách suy nghĩ không sáng suốt và thiếu tích cực. Cho dù được tán thán hay bị phê phán thì chúng ta cũng hoan hỷ xem xét kỹ lưỡng, phân tích đúng sai, để từ đó rút ra cho mình những điều phù hợp nhất cho bản thân.
Bởi lẽ người thầy vĩ đại nhất của một con người không ai khác chính là bản thân mình. Không ai có thể yêu cầu, bắt buộc chúng ta thay đổi nếu điều đó ta thấy không phù hợp và cần thiết. Vì vậy, mỗi cá nhân phải tự học cách thay đổi, hoàn thiện, cải biên, làm mới mình, khi được “soi” vào những tấm gương lớn hơn.
Trong cuốn “Chê và Bị Chê” tác giả Trần Xuân Tuyết đã viết thế này: “Nếu vừa bị chê, chúng ta đã đỏ mặt tía tai là bản lãnh chúng ta còn thật kém cỏi, không bao giờ có được “bạn hiền”. Vừa bị chê, đã sợ sệt, là nhu nhược, khó lòng đi xa trên con đường sáng tạo cho đời cũng như cho chính bản thân. Bị chê, nhưng lạnh lùng không tiếp thu, xem xét lại mình, là khinh mạn, kiêu căng, là phản bội lại chính mình. Bị chê, vờ vịt nhận thiếu sót cho đẹp lòng người chê là giả dối. Những người bảo thủ và tự đại, những người hống hách và độc đoán, những người dốt nát mà hợm hĩnh, thường ít có khả năng chịu đựng được lời chê”. Một quan điểm đúng đắn ở mọi thời đại.
Chê người khác đã là một việc khó nhưng có đủ bản lĩnh, tầm vóc để đón nhận lời chê còn khó hơn. Hãy bình tĩnh lắng nghe và đi vào chi tiết từng câu nói của người chê, trong lúc ấy gần như tâm chúng ta bớt loạn và không thốt ra những lời vô nghĩa. Đừng để cảm xúc đưa mình tới suy nghĩ rằng mình đang bị lấn át hay cảm giác bị ức chế, mà hãy tìm trong mỗi câu chỉ trích một điều đúng mà bản thân chúng ta cần thay đổi. Cho dù thế nào đi chăng nữa, thì chúng ta cũng không nên lo lắng người khác đang nghĩ gì về chúng ta. Nếu cứ chăm chăm như vậy, chúng ta sẽ bị người khác kiểm soát xúc cảm và bị phụ thuộc vào lời nói cũng như hành động của họ.
Hãy dần từ bỏ những đánh giá bên ngoài, chọn lọc thông tin cần thiết, tìm cho mình những người bạn chân thành, vì chỉ có những người bạn chân thành mới cho ta sự tin cậy để ta lắng nghe và sửa đổi. Từ đó, chúng ta sẽ nhìn nhận và đánh giá mọi việc, sẽ bớt quan tâm tới những đánh giá từ bên ngoài. Đừng bao biến mình thành kẻ bất cần, không muốn nghe lời chỉ trích, dù cho nó có giá trị thật sự.
Cho dù là vô tình hay hữu ý mà chúng ta phải nghe những lời nhận xét thiếu căn nguyên thì cũng nhẹ nhàng bước qua nó và từ bỏ ý định đi tìm lí do tại sao như vậy. Khi tâm an thì tất cả mọi thứ đều an. Hãy nghĩ đến những gì viên mãn mà chúng ta đang có và hãy vui vì điều ấy.
Ở đời này, việc giữ một tâm thế bình ổn trước những lời khen chê, hay những lời nhận xét gay gắt, hoặc những lời phê bình, v. v… không hề đơn giản. Tất cả đều cần có thời gian và sự kiên trì, nhẫn nhịn và biết lắng nghe trong mọi tình huống của cuộc sống.
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

CÓ NHỮNG CÁI....Bạn biết không? (st blog Coinguon)

Bạn biết không?

Có những cái nhìn như thật gần , mà tay không với tới được.
Có những cái nhìn thấy được, chứ không đi tới được.
Có những cái in hằn trong tiềm thức , muốn vất bỏ.. nhưng không làm được.
Có những cái cho đi thật nhiều , nhưng đôi lúc không nhận lại được.
Có những cái làm ta đau khổ tột cùng , vẫn biết thế mà không tránh được.Có những ước mơ thật nhỏ bé, nhưng... có những mảnh đời lại không thể có được.
Có những cái, cảm giác được nhưng không sở hữu được.
Có những cái tưởng rất tầm thường bên cạnh, khi đánh mất đi thì ta không tìm lại được.
Những cái gì ... mỗi chúng ta phải tự hiểu lấy chứ nói ra cụ thể thì người khác không nói ra dùm ta được. Hì hì.. ( *__* )
Và...thời gian là cái ta không bao giờ làm ngừng trôi được.
Sinh ly tử biệt cũng là luật tạo hóa, mà con người không thay đổi được.
GATE, GATE, PARAGATE, PARASAMGATE BODHI SVAHAAAA......


Sưu tầm

Đọc tiếp ...

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC (ST)



Hầu như mọi nỗ lực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnh phúc đích thực. Nhiều người càng cố gắng truy tìm hạnh phúc thì nó càng trở nên xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.

Sự thực, hạnh phúc không hoàn toàn tùy thuộc vào tiền tài, danh vọng mà con người đã phí sức đạt cho bằng được. Thực tế chứng minh, lắm người đã lên đến tột đỉnh của danh vọng hay đã thành công trong việc tạo lập một tài sản to lớn, nhưng vẫn sống một đời sống bất an, vô vị. Hạnh phúc đâu phải xa vời với chúng ta đến thế, chỉ cần hướng tâm về với chính mình để khai thác một nguồn hạnh phúc bất tận luôn sẵn có ở bên trong mà chúng ta lãng quên để chạy theo cái bóng hạnh phúc bên ngoài.Muốn khai thác nguồn hạnh phúc nội tại đó, chúng ta phải biết một số nguyên tắc căn bản khả dĩ tạo điều kiện tất yếu cho một đời sống an lành. Những yếu tố tiên quyết đó là gì?

1. Trầm tĩnh

Tâm hồn của con người có khả năng chi phối thể xác. Vì thế, tâm chấp chứa những niệm bất thiện thì thật là một điều đại họa, lắm khi có thể giết chết cả một đời người. Ngược lại, nếu an trú trong chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh tư duy... thì tâm có khả năng đem lại cho chúng ta một đời sống an lành hạnh phúc.
Không nên để cho trí phán đoán của chúng ta mang nhiều thành kiến, cố chấp. Hầu hết những phán đoán hay quyết định trong lúc bực tức hoặc khi hứng khởi bồng bột sẽ làm cho chúng ta ân hận về sau. Phải giữ tâm trầm tĩnh và suy xét kỹ càng thì phán đoán mới không thiên lệch.
Đức Phật dạy: "Không một kẻ thù nào nguy hiểm cho con bằng chính tâm dục vọng, lòng oán thù và tính ganh tị... của con". Thật vậy, chỉ khi nào tâm được rèn luyện và phát triển theo đúng chánh đạo thì mới đem lại lợi ích cho mình và tha nhân.
Tâm trầm lặng không có nghĩa là yếu mềm, tiêu cực. Thái độ trầm tĩnh của một người chứng tỏ sức mạnh của sự sáng suốt và tự chủ. Vì khi gặp một hoàn cảnh cam go, nan giải mà vẫn không lo âu bối rối thì quả là không phải dễ dàng. Sự trầm lặng đó hẳn có một sức mạnh vô song mà bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không lay chuyển được. Đó là điều kiện tiên quyết cho một đời sống hạnh phúc, đúng như một danh ngôn Pháp đã nói: "Sự yên lặng và bình an của tâm hồn ngọt ngào hơn các lạc thú".

2. Sáng suốt

Điều quan trọng không phải là tiền bạc, sức mạnh, địa vị, tài năng mà chính là biết cách sử dụng và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ những khả năng đó để đem lại hạnh phúc cho mình và tha nhân. Vì nếu dùng sai những khả năng sẵn có của mình thì chỉ làm cho mình thêm sa đọa. Nhiều người bỗng nhiên phát tài, hoặc thừa hưởng một gia sản to lớn của cha mẹ nhưng lại thiếu sáng suốt, không biết giữ gìn, phát triển hoặc sử dụng thế nào cho hợp tình hợp lý, vì thế chẳng bao lâu gia tài đó bị phung phí cho đến khi khánh kiệt. Thường của cải nào không do trí tuệ và công sức của mình tạo nên thì mình không thấy giá trị đích thực của nó.
Chúng ta phải dũng cảm để biết cái nhu nhược của mình, phải can đảm để biết chỗ hèn nhát của mình, phải biết bất khuất khi thất bại và khiêm nhường khi chiến thắng. Người luôn sáng suốt, biết mình trong mọi hòan cảnh, mọi tình huống dù thành hay bại, được hay mất, hơn hay thua, vui hay khổ đều xử sự chính xác, không hành động mù quáng, ngông cuồng. Đó mới chính là một tài sản lớn, bản lĩnh lớn cho một đời sống an lạc.
Vì vậy, theo Đức Phật, tài sản của bậc Thánh là đức tin, giới hạnh, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi, kiến thức uyên bác, xả kỷ vị tha và nhất là trí tuệ sáng suốt. Nhờ đó các ngài mới thật sự đạt được hạnh phúc tối thượng (uttama mangala).

3. Thích ứng

Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn luôn biến đổi, nhưng ít ai nhận chân được thực trạng đó. Chúng ta không nên cố chấp vào truyền thống, tập tục hay tín ngưỡng được truyền lại từ các bậc tiền nhân chỉ vì nghĩ rằng "xưa bày nay làm". Nếu mọi người đều có óc thiển cận như thế thì làm thế nào xã hội có thể tiến hóa được. Có nhiều truyền thống từ ngàn xưa để lại mà không lỗi thời vì luôn luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh xã hội. Nhưng cũng không phải vì thế mà các bậc phụ huynh câu nệ và bắt buộc con mình phải giữ đúng mọi tập tục cổ truyền. Hãy để cho thế hệ hậu lai theo kịp đà tiến hóa của xã hội miễn là không vượt quá nền tảng luân lý đạo đức. Như thế chúng ta nên tránh một cuộc xung đột giữa hai cực đoan của nhóm người bảo thủ và duy tân. Vì cả hai đều là chướng ngại cho một sự tiến hóa trung dung tất yếu của xã hội con người.
Tiến bộ trung dung tức là phải chấp nhận một số truyền thống chân chính làm nền tảng phổ quát cho mọi trào lưu tiến hóa của xã hội. Có như thế thì xã hội của chúng ta mới không bị trì trệ mà cũng không tiến quá nhanh đến độ sa chân vào hố thẳm.
Mỗi người là một phần tử tạo thành xã hội, nên phải chịu một phần trách nhiệm về những thăng trầm, tiến thối của xã hội trong đó mình đang sống. Chúng ta phải tự hỏi là đã làm được gì để đóng góp vào trật tự tiến hóa của nhân loại. Đó chính là yếu tố nung đúc tinh thần sáng tạo thay vì tự mãn với những gì đã có.
Mặt khác ai cũng hiểu rằng "bá nhân bá tánh" nên chúng ta không thể sửa đổi mọi người cho hợp với ý mình, lại càng không thể san bằng mọi chông gai hiểm trở để bước những bước thật êm ái trên đường đời. Ai ra khơi mà không mong trời yên biển lặng, nhưng tốt hơn hết là họ nên luyện tập mọi khả năng thích ứng hầu đối phó với phong ba bão táp xảy đến bất cứ khi nào.Người muốn có những bước đi êm đềm trên đường đầy chông gai cần phải hết sức thận trọng để dò dẫm từng mối hiểm nguy; cũng thế muốn có một đời sống an lạc hạnh phúc phải biết cách tự phòng hộ để sẵn sàng tùy cơ ứng biến với mọi hoàn cảnh mà không bị cuốn trôi hay vướng mắc.

4. Khiêm nhường

Người trí thức lấy khiêm tốn để đo cái mình chưa biết, nhờ thế họ biết được chỗ khiếm khuyết để bổ túc nên kiến thức của họ luôn luôn được mở rộng. Tự mãn là một cản trở lớn lao trong việc học hỏi, tu dưỡng và tiến bộ.
Chính Đức Phật đã làm cho mọi người ngạc nhiên và kính phục khi Ngài từ bỏ vương quyền của mình để sống một nếp sống từ tốn, dung dị. Dù đã hoàn toàn giác ngộ, Ngài vẫn không bao giờ tự xưng là giáo chủ. Giáo huấn của Ngài chỉ nhằm khai thị cho con người chứ không bao giờ tỏ ra tự phụ hay khoe khoang sở tri, sở đắc.
Nhờ khiêm nhường chúng ta không những học được điều hay lẽ đẹp ở người mà còn không bị người ganh tị, tật đố.
Một người tài cao như Hàn Tín thật hiếm có, nhưng vì tính tự cao tự đại nên phải hứng chịu một hậu quả thảm khốc về sau. Trái lại, Trương Lương tuy tài cao mà khiêm tốn nên luôn luôn được quý trọng và nhờ thế ông đã sống thật thanh nhàn an lạc.

5. Thì giờ quí báu

Thì giờ quả là quý báu hơn cả vàng ngọc, vì một ngày chúng ta chỉ có 24 tiếng đồng hồ chứ không thể mua thêm được một giây một phút dù với bất cứ giá nào. Một đời người thật quá ngắn ngủi để cho ta có thể hoàn thành được tâm nguyện của mình. Các nhà học giả khi đến tuổi về chiều vẫn còn cảm thấy chưa học được bao nhiêu. Nên họ ước sao cho ngày tháng dài ra để có thêm thì giờ học hỏi nghiên cứu. Nhưng trái lại, nhiều người đã không sống trọn vẹn 24 tiếng đồng hồ một ngày để làm những việc đáng làm. Họ tiêu phí thì giờ trong những câu chuyện ngồi lê đôi mách, trong những tửu điếm, canh bài hoặc lo âu cho tương lai, hối tiếc quá khứ mà không biết rằng mình đã đánh mất giây phút quý báu nhất là hiện tại, giây phút ngắn ngủi mà ta thực sự hiện hữu trong cuộc đời, cho đến khi giây phút quý báu đó vuột khỏi tầm tay rồi mới than vãn hối tiếc. Nếu bất cứ giây phút hiện tại nào cũng được sử dụng hợp tình hợp lý thì quá khứ có gì đáng nuối tiếc và tương lai chắc chắn phải tươi đẹp huy hoàng. Hoang phí thì giờ không những làm hại chính mình mà còn làm mất thì giờ của người khác.
De Gasparin nói rằng: "Giữa cái dĩ vãng đã thoát khỏi tầm tay và cái tương lai mà ta chưa biết, còn lại cái hiện tại nói rõ bổn phận của ta". Chúng ta phải thực hiện những gì có thể thực hiện được trong ngày hôm nay, chứ không nên để đến ngày mai. Đừng để cho giây phút hiện tại quý báu này trôi qua một cách vô vị, trong khi những bổn phận đáng làm lại bị lãng quên hoặc hẹn lại một ngày ở tương lai chưa chắc sẽ đến với ta. Boileau cũng bảo rằng: "Hãy giục giã lên, thời gian trôi và lôi cuốn chúng ta theo, chính cái lúc mà tôi nói đây chưa chi đã đi vào quá khứ".
Vì quá khứ chỉ là giấc mộng và tương lai nào ai biết chắc sẽ ra sao, nên ta phải biết sống trân trọng từng khoảnh khắc trong giây phút hiện tại nầy.

6. Kham nhẫn từ hòa

Hãy kham nhẫn đối với mọi nghịch cảnh và từ hòa đối với mọi người. Sân hận chỉ đưa đến ngõ cụt không lối thoát. Sân hận không những chỉ làm tổn thương người khác mà còn làm hại chính mình, vì nó gây xáo trộn cho đời sống tâm sinh lý của chúng ta. Kinh Dhammapada dạy: "Nó mắng chửi tôi, nó nhục mạ tôi, nó đánh đập tôi, nó cướp đọat của tôi" Ai ôm ấp tâm niệm ấy thì oán hận không bao giờ nguôi. Vì vậy ôm thù chuốc oán không phải là thái độ khôn ngoan, lịch lãm của bậc thiện trí.
Ngạn ngữ có câu: "No mất ngon, giận mất khôn". Thật vậy, khi nóng giận ta dễ trở thành mù quáng. Một hành động hay lời nói bất nhã không dằn được trong khi tức giận chẳng khác một mũi tên đã lìa khỏi cung, khi đã gây thương tích cho người khác, thì khó có thể tha thứ được dù có ngàn lần ăn năn hối hận cũng đã muộn rồi.
Vì thế kẻ thù ta cần chiến thắng không phải là địch thủ bên ngoài mà là lòng sân hận của chính mình. Cái tâm vừa là bạn đồng minh, cũng vừa là kẻ thù nghịch nguy hiểm nhất. Nhưng Đức Phật dạy:"Hận thù không bao giờ dập tắt được hận thù, chỉ có từ bi mới diệt được hận thù". Nên chúng ta cần phải biết cách kham nhẫn, từ hòa với chính tâm sân hận của mình trước rồi mới có thể nhẫn nhịn, nhu hòa với những người đối nghịch.
Hãy nhớ rằng: "Một sự nhịn, chín sự lành", đúng như người xưa đã từng kinh nghiệm và truyền lại cho chúng ta.

7. Dĩ ân báo óan

Nhiều người ta nghĩ rằng có thù không trả không phải là nam nhi đại trượng phu, bởi vì người quân tử phải ân oán phân minh. Nhưng Đức Phật dạy: "Lấy oán báo oán, oán kia chập chồng, lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan".
Thực ra, quan niệm "răng trả răng, môi trả môi" của một số người phương tây không phải là lối ứng xử thành công tốt đẹp mà chỉ cốt làm cho hả cơn giận của lòng tự ái bị xúc phạm mà thôi. Cái thú của cơn giận là làm cho kẻ thù càng đau khổ càng tốt, nhưng không biết rằng như thế chỉ gây thêm hiềm hận, oán thù .
Cách tốt nhất là lấy ân để báo oán. Mới nhìn thì dĩ ân báo oán có vẻ như nghịch lý nhưng đó là thái độ mà các bậc thánh hiền ứng xử để hóa giải oán thù hữu hiệu nhất. Vậy khi có người đối nghịch với chúng ta, trước tiên phải xem nguyên nhân nào khiến người ấy bất bình. Nếu quả thật vì lầm lỗi của chúng ta, thì nên nhìn nhận và chịu lỗi. Nếu chỉ vì đôi bên có chỗ hiểu lầm thì sao không tìm lời lẽ hòa nhã để bắc nhịp cầu thông cảm. Còn nếu đối phương vì có tính ganh tỵ, háo thắng thì chỉ có cách ổn thỏa nhất là rải tâm từ đến cho họ; và chính nhờ tâm từ ái, một ngày kia có thể biến kẻ thù thành người bạn tốt.
Nếu chúng ta học được nhiều điều hay lẽ đẹp nơi bạn bè thân thuộc thì sao lại không học được một vài bài học quý giá nơi kẻ thù nghịch? Đâu phải bất cứ ai thù nghịch với ta đều là kẻ xấu, hay không có một vài đức tính khả kính nào. Thường vì cái ta mà nhiều người quan niệm sai lầm rằng "kẻ tốt với ta là người tốt, kẻ xấu với ta là người xấu", như thế thật là chủ quan thiên vị, sự thật thì nhiều khi ngược lại là khác. Sao ta không nghĩ rằng sở dĩ người oán ta bởi vì ta xấu để tự kiểm và sửa lại mình?
Có một tư tưởng gia nói rất chí lý rằng: "Nếu bạn nhìn mặt xấu thì người nào cũng có cái xấu, nếu bạn nhìn mặt tốt thì người nào cũng có cái tốt". Vậy nếu chúng ta lấy oán báo oán tức là chúng ta chỉ quan hệ với mặt xấu của người, còn nếu chúng ta lấy ân báo oán tức là chúng ta tiếp xúc được với mặt tốt của người ấy.
Chúng ta hãy ghi nhớ lời khuyên của La Cordaire: "Nếu anh muốn vui sướng trong chốc lát, cứ trả thù; nhưng nếu anh muốn an vui mãi mãi thì hãy tha thứ". Đó là dĩ ân báo oán vậy.

8. Sống hòa điệu

Lịch sử nhân loại chứng minh rằng những kỳ thị màu da, chủng tộc, sự cuồng tín và lòng tham vọng đã đem lại nhiều bất hạnh cho con người. Những kẻ khát khao quyền thế, tiền tài, danh vọng, nếu được cộng thêm tính ích kỷ, nhỏ nhen, ganh tị... thì chẳng khác nào lửa đổ thêm dầu, họ đã không đóng góp gì được cho hòa bình an lạc của đồng loại mà luôn luôn gieo rắc nhiễu hại cho mọi người. Họ không biết hòa điệu sống, vì quên rằng nếu ta muốn sống thái hòa, hạnh phúc thì phải để cho kẻ khác được thanh bình, an lạc. Và họ lầm tưởng rằng có thể sống thanh bình trên sự đau khổ của kẻ khác, nhưng thật ra họ là những kẻ khổ đau nhất trên đời.
Chúng ta có thể biến thế giới này thành một thiên đàng hay địa ngục tùy thuộc vào khả năng biết sống hòa hợp hay không. Tức là biết sống phù hợp với những định luật tự nhiên, như định luật nhân quả, nghiệp báo, vô thường, duyên khởi...để chúng ta không còn bối rối hay khó chịu mỗi khi gặp những trở ngại trên đường đời. Người Phật tử luôn quan sát sự vận hành của thân tâm trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài để thấy rõ diễn trình nhân quả của sự sống, nhờ vậy họ xử sự đúng pháp hay thuận với tự nhiên. Đức Phật dạy: "Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thiện nam, tín nữ nào sống thuận pháp là cúng dường Như Lai một cách cao thượng".
Đừng tưởng rằng sống phù hợp với những định luật tự nhiên là không tiến hóa. Chính con người tiến hóa được là nhờ khám phá ra những định luật thiên nhiên để ứng dụng cho cuộc sống. Bằng chứng là những phát minh, sáng chế khoa học đều ứng dụng từ những định luật tự nhiên sẵn có trong trời đất. Đạo Khổng gọi đó là: "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong"nghĩa là biết sống hòa hợp với luật thiên nhiên thì tồn tại, còn nghịch lại thì tự diệt vong.
Tất cả những môn xã hội học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học...đều có những định luật khách quan riêng của nó. Nếu những định luật này được áp dụng đúng mức thì chắc chắn nhân loại sẽ sống trong hòa bình, an lạc.
Đáng tiếc là một số người sau khi đã có thế lực, tiền tài, danh vọng lại muốn vượt ra khỏi nhịp sống tự nhiên, hy vọng tìm được một thứ gì đại loại như thuốc trường sinh bất lão. Nhưng kết quả không phải là chân trời hạnh phúc mà chỉ là một địa ngục trần gian đầy ích kỷ, ngã chấp, xan tham, tật đố... Bởi vì chân trời hạnh phúc thật sự chỉ có trong một cuộc sống hài hòa, thân ái.

9. Chấp nhận phê bình

Tục ngữ ta có câu: "Mật ngọt chết ruồi" nhưng "thuốc đắng đả tật". Lời khen nghe có vẻ ngọt ngào nhưng chỉ làm cho ta thêm cao ngạo tự đắc. Trái lại, lời phê bình chỉ trích xem ra thật là cay đắng nhưng có thể giúp ta sửa chữa được những thói xấu tật hư. Vì thế mà người ta có lý khi nói rằng: "khen là thù, chê là bạn".
Chúng ta phải cam đảm đón nhận những lời chỉ trích, vì trong số những lời chỉ trích đó hẳn phải có điều đúng với sự thật, khi đó ta phải cố gắng sửa sai và thành thật cảm ơn người đã chỉ trích mình hơn là oán giận, tự ái.
Đành rằng lòng tự ái được đặt đúng chỗ là một đức tính cho sự tiến bộ. Nhưng tự ái quá đáng, nhất là trong trường hợp bị người phê bình thì chẳng những không có lợi gì cho ta mà còn biến bạn thành thù.
Mặt khác, khi thấy bạn lầm lỗi ta cũng nên thẳng thắn tìm cách nhắc nhở nhưng phải khéo léo sao cho đừng mất thể diện của bạn. Chúng ta cũng phải nhớ rằng: "Lầm lỗi mà ta thấy nơi tha nhân là phản ảnh những lầm lỗi của chính mình". Vì đã làm người thì ai cũng có cái xấu cái tốt như nhau. Câu tục ngữ: "Suy bụng ta ra bụng người" tuy có vẻ nôm na mộc mạc nhưng không phải là không chí lý. Vậy thì người ta chỉ hơn kém nhau ở chỗ có tự biết lỗi hoặc biết lắng nghe người khác phê bình hay không mà thôi.
Nên hoan hỷ chấp nhận lời phê phán chỉ trích đúng của người khác dù với thiện tâm hay ác ý. Nhưng khi góp ý với người khác thì cần phải khéo léo, chân tình với một tấm lòng bao dung thông cảm.

10. Tự giác rồi mới giác tha

Trong kinh Dhammapada, Đức Phật dạy:"Dạy người thế nào, tự mình phải hành động thế ấy. Chính mình phải tự giác đầy đủ rồi mới giác tha. Tự kiểm sát được mình mới thật là khó".
Thật là hữu lý khi chúng ta lo tròn bổn phận của mình trước chứ đừng xen vào công việc của người khác. Nếu chính mình chưa rành công việc thì dù có thiện ý tiếp tay cho kẻ khác thì cũng chỉ làm cho họ vướng bận thêm, lắm khi còn làm ơn lại mắc oán. Như vậy ta nên học câu "Các nhân tự tảo môn tiền tuyết, mạc quản tha nhân ốc thượng sương" (Mỗi người tự quét tuyết trước cửa nhà mình, đừng lo sương trên mái nhà kẻ khác) để tự cải thiện mình trước rồi mới giúp người cải thiện sau.
Có lần Đức Phật đi ngang qua một gánh xiệc, thấy hai cha con người nọ đang biểu diễn thăng bằng trên một sợi dây. Ngài hỏi hai cha con làm sao giữ được thăng bằng cho cả hai khi cùng biểu diễn. Người cha trả lời: "Tôi lo giữ thăng bằng cho đứa con khi chúng tôi cùng biểu diễn". Cậu con trai lại nói: " Lúc đó con chỉ lo giữ thăng bằng cho con thôi". Đức Phật khen ngợi người con trai đã trả lời đúng sự thật. Vì nếu chúng ta cứ lo giữ thăng bằng cho người khác thì chính ta sẽ mất thăng bằng. Nhưng mỗi người tự lo giữ thăng bằng cho mình thật tốt chính là đang gián tiếp giữ thăng bằng cho người khác khi cùng biểu diễn.
Đức Khổng Tử cũng dạy lấy tu thân chánh tâm làm căn bản trước khi muốn tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nhiều người nghe nói bồ-tát vị tha thì nghĩ rằng cứ đi lo việc cho thiên hạ tức là trở thành bồ-tát. Nhưng thiện chí mà ngu dốt thì chẳng khác nào phá hoại nên càng vị tha càng làm cho người khác nô lệ vào tha lực, lúc bấy giờ người ta chỉ biết cầu xin hơn là "tự mình thắp đuốc lên mà đi" như lời Phật đã dạy. Thì ra, muốn trở thành bồ-tát độ tha thì phải biết tự độ mình trước đã.

11. Không lo âu phiền muộn

Một sự lầm lẫn đáng tiếc của chúng ta là quá lo âu cho tương lai và nuối tiếc quá khứ. Chính tham vọng đưa đến lo âu, rồi lo âu đưa đến phiền muộn, căng thẳng, mệt mỏi và suy nhược.
Chúng ta không thể trở về quá khứ để làm lại những việc đã rồi, cũng không thể đến trước tương lai để thực hiện những gì chưa đến. Cho nên người Anh có hai câu tục ngữ rất phù hợp với bí quyết sống không lo âu phiền muộn này. Họ nói rằng: "Let bygones be bygones" hãy để cho những gì đã qua qua đi, và "Never trouble till trouble troubles you" đừng bao giờ lo âu phiền muộn khi những muộn phiền chưa thực sự đến.
Ngay trong hiện tại chúng ta cũng tự tạo cho mình quá nhiều ước mơ, nhiều tham đắm, nhiều dính mắc, nhiều sở hữu, nhiều mối quan hệ thân thù trong công việc, trong đời sống, trong danh vọng, địa vị... nói chung là trong tài, tình, danh, lợi nên lo âu phiền muộn là hệ quả tất yếu không sao tránh khỏi.
Đức Phật dạy trong Mangala sutta (Hạnh Phúc Kinh):

Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu
Tự tại và vô nhiễm
Là Phúc lành cao thượng.


Muốn được như vậy, chúng ta cần phải can đảm đối mặt với thực tại, để thấy rõ mình hầu tự giải phóng mình ra khỏi những nguyên nhân gây ra lo âu phiền muộn, thì mới có thể tự tại vô nhiễm giữa cuộc đời đầy ưu phiền, nhiệt não.
Tóm lại, mười một yếu tố trên chỉ là những gợi ý có tính cơ bản giữa vô số điều kiện giúp chúng ta sống một đời sống hạnh phúc, lương thiện hầu đóng góp cho đời vẻ đẹp của chân thiện mỹ.


Trích: phần 1 
Con Đường Hạnh Phúc
Tác giả: Viên Minh 
Đồng Tác giả: Trần Minh Tài


Đọc tiếp ...