Vì Sao Nói Câu “Xin Lỗi” Khó Qúa Đối Với Người Việt
By Alison R. Bishop – Nguyễn Minh Tâm dịch
Dưới đây là nguyên văn bài viết của một người Mỹ tên là Alison R. Bishop đang sống tại Việt Nam viết về cách cư sử của người Việt trong đới sống hàng ngày. Anh chàng Mỹ này than rằng người Việt không biết nói câu “xin lỗi” vì sợ bẽ mặt, xấu hổ, mặc dù họ có lỗi rõ ràng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc cãi vã, ẩu đả vô ích. Tuần trước, trên đường đi dự một buổi tiệc, tôi ngừng xe tại một cây xăng để đổ xăng. Người bán xăng vô ý đổ nhiều qúa, làm tràn xăng ra ngoài, và xăng bắn lên chiếc áo sơ mi mới tôi đang mặc. Bị dơ áo bất ngờ, tôi không biết phải nói sao với người bơm xăng, tôi chỉ nhìn chòng chọc vào ông ta.
Người bán xăng cũng không nói một lời nào cả. Thực ra, ông ta có vẻ muốn ngó lơ tôi, và quay sang phục vụ người khách hàng kế tiếp. Trong lúc đứng đó, tôi cảm thấy giận hết sức, và bối rối không hiểu vì sao người bán xăng có thái độ như vậy. Tại sao ông ta không biết mở miệng nói một câu xin lỗi?
Một lần khác tôi đang ngồi ăn trong tiệm, tôi nhặt được một miếng nhựa dẻo – plastic-trong bát phở tôi đang ăn. Tôi hỏi nhân viên phục vụ và chủ tiệm tại sao lại có miếng nhựa trong bát phở. Họ chỉ ngây người ra nhìn tôi, không nói một câu nào cả. Một lát sau, họ đem ra cho tôi một bát phở khác, nhưng họ không thèm nói một lời xin lỗi, hay biểu lộ sự đáng tiếc về việc làm sai trái của mình.
Với thái độ lạnh lùng, vô cảm của người phục vụ và chủ tiệm, tôi ăn mất ngon. Sau khi trả tiền, tôi ra về, trong lòng tự hứa rằng từ nay mình sẽ không bao giờ quanh trở lại tiệm phở này nữa. Tôi thắc mắc không hiểu những người làm trong tiệm phở có học được bài học kinh nghiệm nào qua lỗi lầm của họ hay không?
Sau khi sống ở Việt Nam trong nhiều năm, tôi nhận ra được một điều là người Việt không muốn nhận mình làm điều gì sai trái, và nói lời xin lỗi. Khi lỗi của họ rõ ràng không thể chối vào đâu được, họ chỉ đáp lại bằng thái độ lặng thinh và né tránh, và có khi còn tìm cách cãi lại thay vì nhận trách nhiệm trước mặt người khác.
Tôi từng phải cãi lộn với những người khác bởi vì họ không chịu nhận sự thực là họ đã làm điều sai trái. Chuyện này xảy ra khi tôi đến một bệnh viện điền những mẫu về bảo hiểm sức khoẻ. Mặc dù tôi đã điền xong các mẫu biểu đó, người nhân viên của bệnh viện cứ nhất định cả quyết rằng tôi không hể làm thủ tục điền các mẫu bảo hiểm.
Về sau tôi được biết rằng cô nhân viên đó đã làm thất lạc mấy mẫu biểu tôi đã điền xong. Lẽ ra, cô ta nên nhận lỗi mình làm mất những mẫu này, nói một câu xin lỗi, và lễ phép đề nghị tôi điền lại các mẫu biểu đó. Tại sao cô ta cứ muốn tranh cãi về vấn đề này?
Từ ngày còn bé, cha mẹ tôi đã dạy tôi phải biết nói lời xin lỗi khi mình làm việc gì sai quấy. Trong câu chuyện giữa những người trong gia đình với nhau, cha mẹ tôi vẫn thường nói câu xin lỗi khi nào họ làm điều gì sai. Tôi lớn lên trong khung cảnh mọi người sẵn sàng nói lới xin lỗi để bộc lộ sự quan tâm, lòng tử tế, và sự kính trọng lẫn nhau. Thực vậy, việc dạy cách xin lỗi người khác bắt đầu từ trong gia đình và nhà trường. Tuy vậy, ở Việt Nam, tôi tin rằng nhiều người lớn muốn chứng minh rằng họ luôn luôn đúng, và hiếm khi nào họ chịu nói câu xin lỗi với trẻ con. Như vậy làm sao họ có thể làm gương cho con cái học cách nói lời xin lỗi được?
Tôi phải công nhận rằng sự kiện này xảy ra từ những dị biệt văn hoá tận căn bản gốc rễ, và tôi tin rằng nó bắt nguồn từ tâm lý lo sợ bị mất mặt của dân Việt. Ở Tây phương , chúng tôi cũng coi trọng việc giữ thể diện, nhưng không đến mức gỉa vờ bỏ qua lỗi lầm của mình, và gây thiệt hại cho người khác.
Tôi không nghĩ có gì sai quấy khi mình làm lỗi và nói câu xin lỗi, vì thường khi con người vẫn dễ gượng dậy trở lại sau khi làm lỗi, hay bị người khác gây ra điều lầm lỗi. Thái độ sẵn sàng nhận lỗi sẽ giúp quan hệ giữa con người với nhau trở nên tốt đẹp hơn.
Hãy tưởng tượng xem nếu một trong hai phe của một vụ đụng xe ngỏ lời xin lỗi, việc này sẽ tránh được cãi vã, chửi nhau, làm trở ngại giao thông. Tại nơi làm việc, thay vì đổ lổi cho nhau, nếu đứng ra nhận lỗi sai trái của mình sẽ giúp mối quan hệ nơi sở làm được cải tiến, và công việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn.
Nếu bạn làm điều gì sai, bạn nên nhận lỗi và suy nghĩ cách nào để lần sau không phạm phải lỗi lầm đó nữa. Né tránh không nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác sẽ chỉ làm cho bạn bị mất mặt với nhiều người hơn.
Nguyễn Minh Tâm dịch
By Alison R. Bishop – Nguyễn Minh Tâm dịch
Dưới đây là nguyên văn bài viết của một người Mỹ tên là Alison R. Bishop đang sống tại Việt Nam viết về cách cư sử của người Việt trong đới sống hàng ngày. Anh chàng Mỹ này than rằng người Việt không biết nói câu “xin lỗi” vì sợ bẽ mặt, xấu hổ, mặc dù họ có lỗi rõ ràng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc cãi vã, ẩu đả vô ích. Tuần trước, trên đường đi dự một buổi tiệc, tôi ngừng xe tại một cây xăng để đổ xăng. Người bán xăng vô ý đổ nhiều qúa, làm tràn xăng ra ngoài, và xăng bắn lên chiếc áo sơ mi mới tôi đang mặc. Bị dơ áo bất ngờ, tôi không biết phải nói sao với người bơm xăng, tôi chỉ nhìn chòng chọc vào ông ta.
Người bán xăng cũng không nói một lời nào cả. Thực ra, ông ta có vẻ muốn ngó lơ tôi, và quay sang phục vụ người khách hàng kế tiếp. Trong lúc đứng đó, tôi cảm thấy giận hết sức, và bối rối không hiểu vì sao người bán xăng có thái độ như vậy. Tại sao ông ta không biết mở miệng nói một câu xin lỗi?
Một lần khác tôi đang ngồi ăn trong tiệm, tôi nhặt được một miếng nhựa dẻo – plastic-trong bát phở tôi đang ăn. Tôi hỏi nhân viên phục vụ và chủ tiệm tại sao lại có miếng nhựa trong bát phở. Họ chỉ ngây người ra nhìn tôi, không nói một câu nào cả. Một lát sau, họ đem ra cho tôi một bát phở khác, nhưng họ không thèm nói một lời xin lỗi, hay biểu lộ sự đáng tiếc về việc làm sai trái của mình.
Với thái độ lạnh lùng, vô cảm của người phục vụ và chủ tiệm, tôi ăn mất ngon. Sau khi trả tiền, tôi ra về, trong lòng tự hứa rằng từ nay mình sẽ không bao giờ quanh trở lại tiệm phở này nữa. Tôi thắc mắc không hiểu những người làm trong tiệm phở có học được bài học kinh nghiệm nào qua lỗi lầm của họ hay không?
Sau khi sống ở Việt Nam trong nhiều năm, tôi nhận ra được một điều là người Việt không muốn nhận mình làm điều gì sai trái, và nói lời xin lỗi. Khi lỗi của họ rõ ràng không thể chối vào đâu được, họ chỉ đáp lại bằng thái độ lặng thinh và né tránh, và có khi còn tìm cách cãi lại thay vì nhận trách nhiệm trước mặt người khác.
Tôi từng phải cãi lộn với những người khác bởi vì họ không chịu nhận sự thực là họ đã làm điều sai trái. Chuyện này xảy ra khi tôi đến một bệnh viện điền những mẫu về bảo hiểm sức khoẻ. Mặc dù tôi đã điền xong các mẫu biểu đó, người nhân viên của bệnh viện cứ nhất định cả quyết rằng tôi không hể làm thủ tục điền các mẫu bảo hiểm.
Về sau tôi được biết rằng cô nhân viên đó đã làm thất lạc mấy mẫu biểu tôi đã điền xong. Lẽ ra, cô ta nên nhận lỗi mình làm mất những mẫu này, nói một câu xin lỗi, và lễ phép đề nghị tôi điền lại các mẫu biểu đó. Tại sao cô ta cứ muốn tranh cãi về vấn đề này?
Từ ngày còn bé, cha mẹ tôi đã dạy tôi phải biết nói lời xin lỗi khi mình làm việc gì sai quấy. Trong câu chuyện giữa những người trong gia đình với nhau, cha mẹ tôi vẫn thường nói câu xin lỗi khi nào họ làm điều gì sai. Tôi lớn lên trong khung cảnh mọi người sẵn sàng nói lới xin lỗi để bộc lộ sự quan tâm, lòng tử tế, và sự kính trọng lẫn nhau. Thực vậy, việc dạy cách xin lỗi người khác bắt đầu từ trong gia đình và nhà trường. Tuy vậy, ở Việt Nam, tôi tin rằng nhiều người lớn muốn chứng minh rằng họ luôn luôn đúng, và hiếm khi nào họ chịu nói câu xin lỗi với trẻ con. Như vậy làm sao họ có thể làm gương cho con cái học cách nói lời xin lỗi được?
Tôi phải công nhận rằng sự kiện này xảy ra từ những dị biệt văn hoá tận căn bản gốc rễ, và tôi tin rằng nó bắt nguồn từ tâm lý lo sợ bị mất mặt của dân Việt. Ở Tây phương , chúng tôi cũng coi trọng việc giữ thể diện, nhưng không đến mức gỉa vờ bỏ qua lỗi lầm của mình, và gây thiệt hại cho người khác.
Tôi không nghĩ có gì sai quấy khi mình làm lỗi và nói câu xin lỗi, vì thường khi con người vẫn dễ gượng dậy trở lại sau khi làm lỗi, hay bị người khác gây ra điều lầm lỗi. Thái độ sẵn sàng nhận lỗi sẽ giúp quan hệ giữa con người với nhau trở nên tốt đẹp hơn.
Hãy tưởng tượng xem nếu một trong hai phe của một vụ đụng xe ngỏ lời xin lỗi, việc này sẽ tránh được cãi vã, chửi nhau, làm trở ngại giao thông. Tại nơi làm việc, thay vì đổ lổi cho nhau, nếu đứng ra nhận lỗi sai trái của mình sẽ giúp mối quan hệ nơi sở làm được cải tiến, và công việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn.
Nếu bạn làm điều gì sai, bạn nên nhận lỗi và suy nghĩ cách nào để lần sau không phạm phải lỗi lầm đó nữa. Né tránh không nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác sẽ chỉ làm cho bạn bị mất mặt với nhiều người hơn.
Nguyễn Minh Tâm dịch
Tính hiếu thắng, sĩ diện khiến nói câu xin lỗi trở nên khó khăn.
Trả lờiXóaĐịnh kiến, thành kiến, cố chấp, khiến cho người có lỗi khó lòng được bỏ qua dù có nói câu xin lỗi.
Hung hăng, hiếu chiến khiến cả hai bên xông vào "giáp lá cà" mặc dù trong bụng thừa biết ai đúng, ai sai.
Các cụ bảo: "Cãi trắng thành đen, cãi đen thành trắng", vậy cần xin lỗi hay cần cãi hơn?
"và tôi tin rằng nó bắt nguồn từ tâm lý lo sợ bị mất mặt của dân Việt."
Trả lờiXóaLi do này cũng đúng , chị nhỉ
em có một ng quen , kể chuyện về nhà thuê xe chạy...quệt phải người ta ...chị có tin họ nói gì không ? họ bảo mình cứ phải to mồm lên quát tháo trước ...dọa cho sợ đã ...không chúng lại ăn vạ thì chết...Chả đúng sai chó gì , cứ ...to mồm là ...thắng ...:(
Trả lờiXóaĐáng tiếc là đúng vậy. Nếu không sẽ bị ăn vạ. Và rồi sẽ è cổ ra đền. Đáng đến 1 họ bắt đền 2... Bởi vậy ra là phải vậy.
Trả lờiXóaNếu chấp nhận phần thiệt luôn về mình thì cứ lịch sự cảm ơn xin lỗi giống người Tây.
Vậy mới nói làm người tử tế khó lắm , chị nhờ :(
Trả lờiXóaXin lỗi em trước nhé! Em nói dóc, làm gì mà khó!
Trả lờiXóaỞ hiền gặp lành. Mong là vậy đi cho đời nó vui.
Trả lờiXóanhà em hay xin lỗi bằng hành động, ví dụ đứa nào có lỗi thì tự động sáng ra dậy sớm làm hết chuyện nhà hihi
Trả lờiXóacó thể lớp thế hệ sau nữa của tác giả bài viết này sẽ khá hơn, hi vọng là vậy
Trả lờiXóahic
Trả lờiXóaTôi xin lỗi mụ :-)))
Trả lờiXóanói riết sẽ thành thói quen khi lỡ làm sai là phản ứng nói I'm sorry liền, không nói cũng thành thói quen, đến khi đụng chuyện lại quên mất mình cần nói gì, cứ tập cho trẻ con nói thế hoài, sau này sẽ thành thói quen. Vậy nhé
Trả lờiXóaHi hi ..cho copy nha. Ngược lại, đặc biệt là người lớn tuổi hơn, người có địa vị ..cho dù sai chình ình cũng cứ muốn người nhỏ tuổi hơn, hoặc người thuộc cấp của mình phải xin lỗi họ chứ họ thì "never and never". Đối với họ chỉ có .." đúng và đúng trở lên"
Trả lờiXóaCái triết lý "quân thần phụ tử" quy ước là thằng trên bao giờ cũng đúng, thằng dưới có đúng sai gì không quan trọng. Cái này "ăn vào máu' rồi á, còn lâu mới sửa được.
Trả lờiXóaVô chỗ đông người khẽ va chạm nhau thì người ngoại quóc luôn luôn là người 'excuse me' trước. Còn người VN thì lườm nguýt, dè bỉu.
Trả lờiXóa:D
Trả lờiXóaVâng , ráng tin thế cho đời nó vui , cơ mà ...khó tin lắm chị ui
Trả lờiXóaCách này tốt đấy em
Trả lờiXóađây là bài viết của ông tây đấy mợ ạ
Trả lờiXóaùm
Trả lờiXóahehe, tui cũng xin lỗi mụ vì hum nay tui ...ném cà chua mụ đới :D
Trả lờiXóaÀ , nhà tui thì ...tui hơi bị gương mẫu nhe :D
Trả lờiXóaHihi , chị tự nhiên cho, em cũng rinh trên mạng chả biết nhà ai :)
Trả lờiXóavâng ,đáng buồn chị nhỉ
Trả lờiXóaùm , so thế nào được , hả anh
Trả lờiXóa